Đặc điểm cơng tác phịng, chống lãng phí ở Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 67)

- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1.2.3. Đặc điểm cơng tác phịng, chống lãng phí ở Thành phố Hà Nộ

Cơng tác PCLP ở Thành phố Hà Nội cũng có nhiều đặc điểm giống như các tỉnh, thành phố khác trong nước, song với vị thế của Thủ đơ Hà Nội, có 2 đặc điểm khác biệt so với các địa phương trong nước:

Một là, Công tác PCLP ở Thành phố Hà Nội có tính chất khó khăn và phức tạp

tạp, ở Thành phố lớn như Hà Nội lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Thủ đơ Hà Nội là đơ thị đặc biệt, có dân số đơng, sức ép dân số vãng lai lớn, có nhiều cơ sở đào tạo, y tế là trung tâm của cả nước, đồng thời với vị thế là thủ đô nên còn thực hiện một số nhiệm vụ của các cơ quan Trung ương trên địa bàn. Do đó, thu và chi ngân sách nhà nước của Thành phố đều ở quy mô định mức cao hơn các địa phương khác, dẫn đến nguy cơ xảy ra lãng phí cũng cao hơn. Các biểu hiện lãng phí, nhất là lãng phí do lợi ích nhóm, chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng thường rất tinh vi, phức tạp, gây khó khăn cho quá trình điều tra, phát hiện, xử lý. Việc tính tốn giá trị thất thốt là rất khó, bởi lãng phí khơng đơn thuần là những số tiền thất thốt được cơng bố mà cịn có những lãng phí âm thầm diễn ra khơng lượng hóa được: lãng phí thời gian, lãng phí năng lượng và lãng phí nguồn nhân lực. Các hành vi gây lãng phí có tính chất “dễ lây lan”, nếu khơng có sự kiểm sốt về lãng phí sẽ tạo tâm lý “làm theo” người khác, địa phương khác, cơ quan khác… trong điều hành và thực thi các hoạt động quản lý.

Các hành vi lãng phí thường khơng gặp trở ngại gì về nhận thức, nhiều khi còn giúp gia tăng sự chây lười trong nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm. Người lãnh đạo có tâm lý cục bộ lợi ích thường bỏ qua những công đoạn cần thiết của quản lý. Từ đó dẫn đến lãng phí mang tính xã hội. Ví dụ, thay vì khai thác khống sản phải có chi phí xử lý chất thải (chi phí vận chuyển, th nơi đổ, chơn cất…) thì họ có thể đổ ngay bên cạnh những con sông, hay ruộng vườn của nông dân; chất đống vật liệu đồ dùng cũ khi mua tài sản mới… thay bằng việc tính tốn sử dụng một cách hợp lý những gì cịn dùng được, thậm chí là khơng mua sắm nếu khơng cần thiết…

Trong rất nhiều trường hợp, lãng phí là rất lớn và có thể nhận diện được nhưng việc phát hiện, quy trách nhiệm và xử lý người gây ra lãng phí đó rất khó khăn do nhiều cơ chế khơng rõ ràng trách nhiệm pháp lý, ngay cả cơ chế cơng khai và trách nhiệm giải trình. Những thủ tục để xét một hành vi trong các

hoạt động quản lý của các dự án, các cơng trình, các đề án quy hoạch… có lãng phí hay khơng cũng khá phức tạp, đã cho thấy đó là việc khơng đơn giản, mất nhiều thời gian nhưng không dễ phát hiện được.

Thành phố Hà Nội có địa bàn rộng lớn, mật độ dân cư cao, đồng thời, các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch và khác biệt về mức sống, trình độ và nhiều đặc điểm khác giữa khu vực nội thành và ngoại thành, thậm chí giữ từng xã, phường khác nhau. Sự khơng đồng đều về đặc điểm dân cư tạo nên khơng ít khó khăn cho cơng tác PCLP, nhất là tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện, địi hỏi khơng chỉ Thành ủy Hà Nội mà cấp ủy mỗi địa phương, đơn vị đều phải có khả năng phân tích tình hình thực tiễn tại địa phương, đơn vị mình và từ đó xây dựng kế hoạch, biện pháp PCLP cho phù hợp.

Hai là, tình trạng lãng phí ở Thành phố Hà Nội đa dạng và nhiều mức độ

khác nhau, thường gây tác hại nghiêm trọng

Hà Nội có vị thế, vai trị và trách nhiệm đặc biệt quan trọng, sau khi được mở rộng về quy mơ diện tích, hành chính, dân số và phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, xã hội. Hà Nội là 1 trong 17 thủ đơ có diện tích lớn nhất thế giới, tạo thêm thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đô thị thông qua thu hút nguồn đầu tư, góp phần khai thác, mở rộng tiềm năng sẵn có. Thành phố có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, quy mô đầu tư ngày càng lớn, sự phát triển đơ thị ngày càng nhanh, tính chất của công tác quản lý đô thị ngày càng phức tạp về mọi mặt, dẫn đến nguy cơ lãng phí đang ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hại. Ở Thành phố, có những biểu hiện lãng phí đã trở thành phổ biến, diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Ở Hà Nội, người dân khơng khó nhận ra sự lãng phí khá phổ biến trong thực tế: bệnh viện không khai thác hết công suất do thiếu thiết bị, máy móc; trung tâm đào tạo nghề xây xong gần như bỏ khơng vì khơng thu hút được người học; hàng loạt cơng trình phục vụ cho thể dục, thể thao, văn hóa đang cho thuê kinh doanh nhà hàng, bán bia, cafe do không sử dụng hết công năng hay một biểu tượng của sự lãng phí là Dự án đường sắt cao tốc đơ

thị các tuyến Cát Linh - Hà Đông; Nhổn - Ga Hà Nội…

Đồng thời, dân số đông, đa dạng về thành phần dân cư cũng làm nguy cơ lãng phí tại Hà Nội cao hơn so với các địa phương khác trên cả nước. Bởi tham nhũng được gây ra bởi những người có chức, có quyền, cịn lãng phí có thể được gây ra bởi tất cả mọi chủ thể từ tổ chức đến cá nhân với mức độ từ nhỏ nhất đến lớn nhất. Trong khi đó, nhiều nơi vẫn có tâm lý coi nhẹ các hành vi lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục, nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, công tác PCLP trong tồn xã hội vẫn cịn bị coi nhẹ.

Bên cạnh đó, với vị thế đặc biệt quan trọng của Thành phố, lãng phí ở Hà Nội thường có quy mơ và sức ảnh hưởng lớn, có mức độ nguy hiểm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Với trách nhiệm gương mẫu, đi đầu, giữ vững vị thế là Đảng bộ tiêu biểu của cả nước, Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu rất cao đối với chống lãng phí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm chủ động đi trước cả nước, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)