Dự báo những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối với cơng tác phịng, chống lãng phí

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 127 - 132)

- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

100 200 300 400 500 600 700 800 900Xây dựng, ban hành và thực hiện

4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối với cơng tác phịng, chống lãng phí

Hà Nội đối với cơng tác phịng, chống lãng phí

Một là, Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác PCLP và SLĐ của Đảng đối với cơng tác PCLP từng bước được hồn thiện

Tình trạng lãng phí từ trước đến nay vốn được xem là vơ cùng nguy hại, thậm chí nguy hại ngang với tham nhũng. Quan điểm của Đảng về công tác PCLP đã được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP; Nghị quyết số 12-NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Kết luận số 21-KL/Trung ương của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ năm khóa XI về “Việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP”; Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; Kết luận số 10-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP, Hà Nội; Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị trung ương 4 khoá XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết

ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thối về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” .…

Cùng với cơng tác PCTN, công tác PCLP tiếp tục được Đảng quan tâm đặc biệt. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” đã đánh giá: Công tác PCLP đã được “Các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm chỉ đạo và đạt được kết quả bước đầu quan trọng”[41, tr. 210-211]: Đã giảm chi thường xuyên, tăng tỷ trọng đầu tư cho phát triển. Việc thực hiện mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung; sắp xếp xe ô tô công theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ, khốn kinh phí sử dụng xe cơng tại nhiều bộ, ngành, địa phương đã phát huy hiệu quả, giảm số lượng xe ơ tơ cơng, kinh phí sử dụng xe, nhân viên lái xe, tăng hiệu suất sử dụng xe, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, dư luận xã hội đồng tình. Năm 2020, giảm dự tốn chi ngân sách nhà nước gắn với tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy đạt 5.544 tỉ đồng. Dự toán chi cho đầu tư phát triển đạt 470.600 tỉ đồng so với năm 2016 [18]. Trong nhiệm kỳ tới, Đảng tiếp tục coi PCTN, LP là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng HTCT trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại doàn kết toàn dân tộc.

Nhà nước cũng đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật nhằm ngăn chặn, kiểm soát tình trạng này: từ Pháp lệnh THTK, CLP năm 1998, Luật THTK, CLP 2005, 2013 và 2017, Nghị định 84/2014/NĐ-CP ngày 08/09/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật THTK, CLP, Thông tư 188/2014/TT- BTC hướng dẫn Nghị định 84/2014/NĐ-CP ngày 08/09/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật THTK, CLP...

Các Bộ ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị đã xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch công tác đưa việc tổ chức triển khai thực hiện THTK, CLP thành một nội dung của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, đưa kết quả THTK, CLP thành tiêu chí xem xét, đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên…

Hai là, Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông

tin, truyền thông tạo thuận lợi lớn trong thực hiện các nội dung lãnh đạo công tác PCLP

Trong thời đại ngày nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mọi quốc gia, của mỗi địa phương. Hà Nội là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thực thi nhiệm vụ. Nhiều thay đổi tích cực thấy rõ hiện nay trong môi trường Cách mạng công nghiệp 4.0 là ứng dụng công nghệ số vào quản trị quốc gia; thực hiện thủ tục hành chính điện tử, dịch vụ công trực tuyến; trang thông tin điện tử; diễn đàn; mạng xã hội của cơ quan đảng, chính quyền…

Khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, truyền thông phát triển mang lại rất nhiều lợi ích cho cả HTCT và người dân, doanh nghiệp. Trước hết, tạo ra nhiều tiện ích trong thực hiện, rút ngắn thời gian, tiết kiệm được chi phí khổng lồ so với cách làm thủ công, truyền thống. Thứ hai, ứng dụng công nghê thông tin là kênh thông tin hiệu quả nhằm giám sát, bảo đảm tính minh bạch trong mọi mặt hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là các lĩnh vực tài chính, kế tốn, đầu tư, mua sắm, đấu thầu, xây dựng… Tất cả các cơ quan có trách nhiệm cơng khai, minh bạch những hoạt động của mình theo quy định của pháp luật. Một mặt, người dân, doanh nghiệp hồn tồn có thể theo dõi được quá trình giải quyết thủ tục hành chính và việc thực hiện nhiều văn bản liên quan đến mình qua các kênh thơng tin của Chính phủ, các cơ quan chính quyền. Mặt khác, các cơ quan lãnh đạo, quản lý có thể đồng hành, đơn đốc, theo dõi và chấn chỉnh kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết, phịng ngừa và phát hiện kịp thời các hành vi gian dối, giả mạo, trục lợi, gây thất thốt, lãng phí.

nói riêng tác động khơng nhỏ đến việc phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong giám sát, phản biện hoạt động lãnh đạo của Thành ủy

Xác định dân chủ là xu hướng khách quan của tiến bộ xã hội, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Đảng ta đã ban hành và thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhờ vậy, q trình dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội đã tạo ra động lực to lớn cho sự nghiệp đổi mới, dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước được thực hiện ngày càng tốt hơn.

Xu hướng dân chủ hóa với những cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho dân chủ sẽ tác động đến các tổ chức, cán bộ, đảng viên và nhân dân, khuyến khích sự tích cực tham gia vào cơng tác PCLP cũng như PCTN và các biểu hiện tiêu cực khác trong Đảng, Nhà nước ở tất cả các cấp. Thủ đơ Hà Nội có dân trí cao, mặt bằng chung có điều kiện kinh tế cao, điều kiện tiếp nhận thơng tin, tương tác với chính quyền dễ dàng, tạo thuận lợi trong khai thác các kênh góp ý, phản ánh, tạo lập nền tảng PCLP hiệu quả hơn.

Bên cạnh những tác động thuận lợi, xu hướng dân chủ hóa cũng mang đến những thách thức trong đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, trong công tác tuyên truyền, vận động, một trong những PTLĐ chủ yếu của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP cũng như đối với các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội Thành phố. Mở rộng dân chủ phải ln ln đề phịng và chủ động ngăn chặn dân chủ hình thức, cũng như dân chủ cực đoan, xác định rõ dân chủ phải đi liền với tập trung, với kỷ luật, pháp luật, với ý thức trách nhiệm công dân. Một mặt phát huy dân chủ, mặt khác cần có SLĐ đúng đắn, lãnh đạo để ổn định CT-XH và phát huy dân chủ tốt hơn.

Bốn là, hiệu quả, sức lan tỏa của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4

Minh tạo thuận lợi cho Thành ủy Hà Nội trong lãnh đạo công tác PCLP

Thành ủy Hà Nội đã chủ động quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản các nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng chỉnh đốn đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các quy định về nêu gương… tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong cơng tác xây dựng Đảng, có sức lan tỏa trong tồn Đảng bộ, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng nói chung và đối với Đảng bộ, chính quyền Thành phố được tăng cường. Những chuyển biến rõ nét được thể hiện toàn diện cả về nhận thức, tư tưởng và hành động, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, trong đó có các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Trong thời gian tới, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần tạo thuận lợi cho SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với cơng tác lãng phí trong nhiều nhiệm vụ, giải pháp như tăng cường nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các chủ thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục; thực hiện nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là NĐĐ;…

Những nhân tố trên tạo ra cả thuận lợi và khó khăn cho Thành ủy Hà Nội trong lãnh đạo cơng tác PCLP, địi hỏi Thành ủy phải tận dụng, phát huy những thời cơ, thuận lợi và xem xét, giải quyết những vấn đề cần quan tâm nhất là trong phòng ngừa, phát hiện và xác định nguy cơ tiềm ẩn lãng phí trong khu vực quản lý của cơ quan, đơn vị và xây dựng kế hoạch cụ thể đối với các lĩnh vực, vị trí có thể phát sinh lãng phí để có giải pháp khắc phục, xây dựng HTCT và đội ngũ cán bộ thực sự trong sạch, vững mạnh, gương mẫu, góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự để xây dựng và phát triển Thủ đô.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)