Khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo cơng tác phịng, chống lãng phí của Thành ủy Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 108 - 112)

- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.2.1.2. Khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo cơng tác phịng, chống lãng phí của Thành ủy Hà Nộ

lãng phí của Thành ủy Hà Nội

Một là, việc xác định nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác PCLP ở một

số cấp ủy, tổ chức đảng có lúc chưa được đề cao, còn thiếu quyết liệt

Tuy Thành ủy đã thể hiện quyết tâm cao trong xác định chủ trương, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác PCLP của Thành phố, song khi triển khai tới các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc thì khơng phải cấp ủy, tổ chức đảng nào cũng xác định đúng đắn vị trí của cơng tác này. Bởi vậy, qua báo cáo sơ kết, tổng kết của Thành ủy, Ban Chỉ đạo, một trong những hạn chế đầu tiên được thừa nhận trong PCLP là việc thực hiện PCLP ở một số địa phương, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, nhất là NĐĐ. Việc nắm, dự báo tình hình ở một số lĩnh vực có lúc chưa sâu, chưa kịp thời. Nhiều vụ việc, biểu hiện lãng phí, tiêu cực ở một số cơ quan, đơn vị còn được xử lý một cách nể nang, né tránh hay xử lý nội bộ. Trách nhiệm chỉ đạo, lãnh đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp PCLP có nơi, có lúc cịn chưa được đề cao [13].

Hai là, Thành ủy lãnh đạo HTCT và Nhân dân Thành phố thực hiện công

tác PCLP chưa đồng đều, dẫn đến việc triển khai thực hiện hiệu quả chưa cao Việc tổ chức, triển khai thực hiện công tác THTK, CLP tại một số cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố tuy được thực hiện đầy đủ song chưa thực sự chất lượng. Nhiều chương trình, kế hoạch PCLP hàng năm được xây dựng tại một số cơ quan, đơn vị còn chung chung, chưa xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí cụ thể và chưa chủ động trong việc xây dựng các giải pháp triển khai PCLP trong lĩnh vực, phạm vi được giao quản lý.

Việc thực hiện các giải pháp phịng ngừa lãng phí tại một số cơ quan, đơn vị, nhất là tự phát hiện trong nội bộ cịn ít, chưa đáp ứng được u cầu. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị chức năng có lúc cịn chưa kịp thời, việc thực hiện các giải pháp THTK, CLP tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị cịn hình thức, hiệu quả chưa cao.

Trong một số cơ quan, địa phương, đơn vị, đặc biệt ở cấp cơ sở, nhiều tổ chức đảng chưa thực hiện tốt việc lãnh đạo triển khai thực hiện ở cơ quan, đơn

vị. Cơng tác quản lý nhà nước có mặt cịn yếu, nhất là trên các lĩnh vực, như: thu, chi ngân sách, quy hoạch, dự án treo, đầu tư dàn trải, kéo dài, thiếu đồng bộ; thủ tục hành chính chậm đổi mới, việc cơng khai, minh bạch chưa thường xuyên, gây lãng phí thời gian cho tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân…

Khả năng lãnh đạo chính quyền, MTTQ và các tổ chức CT-XH còn hạn chế, chưa tạo được tạo được sự đồng thuận, phối hợp và vào cuộc của cả HTCT trong PCLP. Một số cấp ủy còn coi nhẹ, chưa quan tâm việc lãnh đạo, không tạo được điều kiện tối đa để MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội.

Ba là, lãnh đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm phòng ngừa, phát hiện các hành vi, biểu hiện lãng phí cịn một số khó khăn, vướng mắc, chưa phát huy tốt vai trò của MTTQ Thành phố Hà Nội và các tổ chức CT-XH. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, đơn đốc trong cơng tác PCLP có nơi, có lúc chưa được đề cao, nhất là trong lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện tham nhũng, lãng phí. Cơng tác thanh tra, kiểm tra về THTK, CLP tại một số cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục và chưa có hiệu quả. Các quy định về kiểm tra, thanh tra trong THTK, CLP còn chưa cụ thể làm hạn chế tính hiệu lực, hiệu quả trong triển khai Luật THTK, CLP. Việc xử lý kết luận sau thanh tra, kiến nghị kiểm tốn cịn chưa triệt để, nhất là xử lý trách nhiệm của cán bộ, đảng viên vi phạm.

Hoạt động giám sát cịn có một số khó khăn, vướng mắc. Cấp ủy đảng, chính quyền ở một số cơ sở cịn chưa thường xuyên quan tâm và tạo điều kiện đối với hoạt động giám sát, phản biện; việc xử lý, giải quyết các kiến nghị của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn chậm hoặc chưa được giải quyết. Ở một số xã phường, thị trấn, các tổ chức thực hiện chức năng giám sát còn chưa chủ động đề ra kế hoạch hoạt động cụ thể, việc xây dựng chương trình cơng tác, chế độ sinh hoạt chưa được duy trì thường xun; cơng tác phát hiện, nắm bắt những vụ việc phát sinh trong nhân dân chưa kịp thời. Kinh phí hoạt động của

các ban giám sát đầu tư cộng đồng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn dân cư cịn hạn hẹp, trình độ, trách nhiệm của một số thành viên chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát còn hạn chế, Hầu hết các hoạt động giám sát đối với đầu tư cộng đồng mới chỉ tập trung vào các dự án đầu tư các cơng trình phúc lợi của địa phương, việc tiếp cận để thực hiện giám sát đối với các dự án do Thành phố, cấp huyện làm chủ đầu tư còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn. Chưa phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của cả HTCT, của các cơ quan truyền thông và nhân dân trong phát hiện, xử lý lãng phí.

Vai trị của MTTQ và các tổ chức CT-XH trong công tác PCLP chưa thực sự rõ nét. MTTQ và các tổ chức CT-XH ở nhiều nơi chưa phát huy hết trách nhiệm trong công tác PCLP thể hiện ở sự chủ động trong kế hoạch hành động, hiệu quả tham góp với cấp ủy đảng, chính quyền trong cơng tác PCLP. Sự tham gia của MTTQ và các tổ chức CT-XH vào việc giám sát và phản biện xã hội cịn ít về số lượng và yếu về chất lượng là khá rõ ở nhiều địa phương, cơ sở. Tư tưởng trông chờ, thụ động, không dám mạnh dạn phát hiện, đấu tranh chống những hành vi lãng phí của cán bộ đảng, chính quyền nhà nước cịn rất hạn chế, có nơi cịn bị hành chính hóa trong hoạt động.

Cơng tác tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quy định số 218-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị “về MTTQ Việt Nam các tổ chức CT-XH và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” chưa thường xuyên. Việc phát huy vai trò của hoạt động thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư cộng đồng; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; đề cao tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh với hành vi lãng phí có lúc chưa được chú trọng, hiệu quả thấp.

Bốn là, lãnh đạo phát hiện và xử lý các vụ việc, hành vi lãng phí cịn ít và

rất ít so với thực tế

Qua khảo sát việc thực hiện công tác PCLP ở các cơ quan, đơn vị tại Hà Nội, các nội dung thực hiện công tác PCLP đều được thực hiện tương đối đồng

bộ. Phần lớn người được hỏi đều cho rằng cơ quan nơi họ công tác đã thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)