Các cơng trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng và cấp ủy đảng các cấp đối với cơng tác phịng, chống lãng phí và các biểu hiện tham

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 34)

đảng các cấp đối với cơng tác phịng, chống lãng phí và các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực khác

* Các cơng trình nghiên cứu về vai trị, sứ mệnh lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác PCTN, LP, tiêu cực cũng như phân tích các quan điểm của Đảng đối với công tác PCLP, tiêu cực

Cuốn sách Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũngxuất bản năm 2019 [103] gồm 31 bài phát biểu, bài viết, trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, nhất là từ Đại hội lần thứ XII đến nay. Nhằm hệ thống hóa những chỉ đạo của Ông, các bài viết được Nxb Chính trị quốc gia sắp xếp thành hai phần: Một là, một số bài phát biểu, bài viết và trả lời phỏng vấn về công tác PCTN; hai là, phát biểu của Ông tại

một số phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Với SLĐ quyết liệt của Đảng, trong những năm qua, công tác PCTN đã đạt nhiều kết quả rõ rệt, nhận được sự ủng hộ, đồng tình, phấn khởi của đơng đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc phát hiện, xử lý các vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được đẩy mạnh và có nhiều chuyển biến tích cực. Cuốn sách là tài liệu hữu ích giúp các ngành, các cấp, các địa phương, các tổ chức đảng và nhân dân nắm vững, quán triệt và triển khai có hiệu quả cơng tác PCTN, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với tác giả luận án.

Cùng nghiên cứu về PCTN là đề tài khoa học cấp bộ Đảng lãnh đạo cuộc

đấu tranh PCTN trong thời kỳ đổi mới – Lịch sử và Kinh nghiệm [104]. Đề tài

tiếp cận cơng tác PCTN dưới góc nhìn của Khoa học Lịch sử Đảng. Trong kết quả nghiên cứu của đề tài, những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về tham nhũng và công tác PCTN được hệ thống hóa tương đối chi tiết. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tham nhũng và PCTN trong 25 năm đổi mới, các tác giả thực hiện đề tài đã đưa ra hệ thống các giải pháp quan trọng nhằm tăng cường SLĐ và đổi mới, nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh PCTN ở nước ta giai đoạn 2010-2015 và những giai đoạn tiếp theo.

Cùng một số bài viết: “Chống quan liêu, tham ơ, lãng phí: Giải pháp khôi phục lịng tin và xứng đáng là “cơng bộc” của Nhân dân”[48], bài viết “Tăng cường SLĐ của Đảng trong công tác phát hiện vụ, việc tham nhũng, lãng phí thơng qua kiểm tốn” đăng trên Tạp chí Cộng sản [81], bài viết “Quan điểm của Đảng về PCTN, LP” [52]; bài viết "Đấu tranh, phản bác luận điệu: "Đảng cộng sản Việt Nam không thể lãnh đạo thành công công cuộc đấu tranh PCTN, LP, quan liêu" đăng trên Tạp chí Khoa học Chính trị [66];…

* Các cơng trình đánh giá, phân tích thực trạng SLĐ của Đảng và cấp ủy đảng các cấp đối với công tác PCLP và các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực khác

phí [76] đã phân tích thực trạng tham nhũng, lãng phí ở nước ta đến năm 2016,

đồng thời tập hợp một số bài viết trên báo chí về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đặc biệt phân tích một số vụ án tham nhũng cụ thể, ; thực tiễn tham nhũng và một số cách nhìn về chống tham nhũng của quốc tế. Với độ dày 400 trang, cuốn sách đưa ra cái nhìn đa chiều của nhiều tác giả về tham nhũng, lãng phí và PCTN, LP nói chung bao gồm 5 phần chính: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về chống quan liêu, tham ơ, lãng phí; những văn bản của Đảng chỉ đạo cuộc đấu tranh phịng và chống tham nhũng, lãng phí; tham nhũng, lãng phí ở nước ta đến năm 2016 – thực trạng và giải pháp phòng, chống; Một số bài viết trên báo chí về tham nhũng, đặc biệt phân tích một số vụ án tham nhũng cụ thể; thực tiễn tham nhũng và một số cách nhìn về chống tham nhũng của quốc tế. Cuốn sách được ấn hành đã góp phần vào việc đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Hướng dẫn số 160B-HD/BTGTW của Ban tuyên giáo Trung ương ngày 07/9/2015 về việc đấu tranh PCTN, LP.

- Luận án Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo PCTN trong giai

đoạn hiện nay của tác giả Lê Thị Nghĩa [74] đã đưa ra cơ sở lý luận, trong đó

có một số khái niệm về tham nhũng, PCTN và Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo PCTN, những phân tích cụ thể nội dung và PTLĐ của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong PCTN. Từ cơ sở lý luận, tác giả luận án đưa ra những đánh giá về thực trạng tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, những tác động tiêu cực của nó đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của Thành phố; đồng thời đánh giá SLĐ của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong PCTN thời gian qua, xác định rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, luận án xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường SLĐ của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong PCTN đến năm 2020. Tham nhũng và lãng phí được coi là “anh em sinh đơi”, bởi vậy, cuộc đấu tranh chống lãng phí cũng cần quyết liệt không

kém so với cuộc đấu tranh PCTN. Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo tốt đối với đề tài.

- Bài viết "Tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng tại Bình Thuận" của tác giả Ngơ Minh Hịa đăng trên Tạp chí Nội chính số 44 [54] đã nêu những kết quả chủ yếu trong việc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07-12-2015 của Bộ Chính trị về tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng của Tỉnh ủy Bình Thuận, đồng thời nêu 06 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cho các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, đồn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị trong thời gian tới: Một là, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 50-CT/TW cuả Bộ Chính trị, Kế hoạch số 06-KH/TU ngày 17-3-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với quán triệt, triển khai Kết luận số 10-KL/TW ngày 26-12-2016 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 48-KH/TU ngày 17-3-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về: “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hai là, thực hiện nghiêm túc chế độ định kỳ ban thường vụ cấp ủy, NĐĐ cấp ủy và cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp nghe báo cáo và chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng theo Kế hoạch số 06-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận; chủ động phịng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí và các hành vi bao che, cản trở việc PCTN, LP; chủ động yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm để kịp thời chỉ đạo xử lý. Ba là, các

cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo, xử lý dứt điểm các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực đang thụ lý, nhất là các vụ việc tồn đọng; thực hiện tốt công tác giám định, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí. Kịp thời xử lý nghiêm minh về trách nhiệm của NĐĐ cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng. Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí. Các cấp, các ngành rà soát chấn chỉnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tranh tra kinh tế - xã hội. Năm

là, thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chỉ đạo và tổ chức

thực hiện đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng gắn với kiểm tra, giám sát việc chỉ đạo, triển khai thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26-12-2016 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 48-KH/TU ngày 17-3-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận. Sáu là, tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp phù hợp, thuận lợi, an tồn để khuyến khích nhân dân phát hiện, phát hiện, phản ánh, tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí. Tập trung giải quyết tốt đơn, thư khiếu nại, tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực, tránh bỏ lọt đơn thư phản ánh, tố cáo, giữ bí mật và bảo vệ người tố cáo theo đúng quy định của Luật Tố cáo và ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận.

Bài viết "Quảng Bình tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP" của tác giả Võ Việt Hùng được đăng trên Tạp chí Kiểm tra số tháng 10

năm 2016 [60] chỉ ra những kinh nghiệm trong thực tiễn tại Quảng Bình về tăng cường SLĐ của cấp ủy đảng các cấp trong tỉnh đối với công tác PCLP từ năm 2013 đến năm 2016. Bài viết "Thực trạng nội dung và PTLĐ của Đảng đối với Quốc hội trong đấu tranh PCTN" của Lê Minh Thơng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp [100] đi vào phân tích nội dung và PTLĐ của Đảng trong đấu tranh PCTN đối với đối tượng lãnh đạo cụ thể là Quốc hội. Hai bài viết có những số liệu tin cậy cùng phương pháp đánh giá phù hợp, đưa ra những nhận định có giá trị tham khảo tốt.

* Các cơng trình đề xuất, phân tích các giải pháp nhằm tăng cường SLĐ của Đảng và cấp ủy đảng các cấp đối với công tác PCLP và các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực khác

- Đề tài khoa học cấp bộ “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phịng, chống căn bệnh quan liêu, xa dân, coi thường quần chúng của Đảng cầm quyền” do PGS. TS Bùi Đình Phong làm chủ nhiệm [82] nhận định hiện nay Đảng ta đã và đang vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện phòng, chống các biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nói chung, phịng chống quan liêu, xa dân, coi thường quần chúng nói riêng, tuy từng bước, cách tiến hành cụ thể có những điểm khác nhưng nhìn chung vẫn xoay quanh các giải pháp: tự phê bình và phê bình, cơng tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; hồn thiện cơ chế, chính sách, bảo đảm tính khoa học của bộ máy, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể CT-XH và các tầng lớp nhân dân, vai trị của báo chí, truyền thơng.

- Sách tham khảo Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với PCLP ở nước ta hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp [102] tập trung làm rõ

những nội dung cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng về PCLP từ năm 2006 (từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP), những kết quả đạt được và những hạn chế, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp chủ yếu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với PCLP ở nước ta trong những năm tiếp theo. Tập thể tác giả công tác tại Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẳng định: “công tác kiểm tra, giám sát của Đảng không chỉ là những chức năng lãnh đạo của Đảng mà cịn là cơng cụ đắc lực góp phần quan trọng, có hiệu quả nhất vào cuộc đấu tranh PCLP ở nước ta hiện nay” [102]. Trong cuốn sách, một số kinh nghiệm và giải pháp chủ yếu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với PCLP ở nước ta trong thời gian tới cũng được trình bày cụ thể, chi tiết.

- Luận án Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công

bằng xã hội giai đoạn hiện nay [59] của tác giả Nguyễn Xuân Hưng đã làm rõ

khái niệm, nội dung và phương thức của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội; khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện công bằng xã hội và thực trạng SLĐ của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2006 - 2016, chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân.

Luận án tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội: các tỉnh ủy tập trung lãnh đạo chính quyền tỉnh tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của tỉnh uỷ về thực hiện công bằng xã hội; đồng thời phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các tổ chức CT-XH và các tổ chức xã hội tham gia vào thực hiện công bằng xã hội ở địa phương. Luận án khẳng định: “Tham nhũng, lãng phí cùng với lợi ích nhóm là các tệ nạn rất nguy hiểm, một trong những nhân tố nguy hiểm nhất gây nên bất công bằng xã hội. Tỉnh ủy, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và cả HTCT cần có quyết tâm chính trị cao, có các giải pháp mạnh ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn này”[59, tr. 134].

Trên cơ sở khẳng định công bằng xã hội là nguyện vọng chính đáng của nhân dân, là nhu cầu bức thiết, là mục tiêu và động lực của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, luận án đề xuất hai giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường SLĐ thực hiện công bằng xã hội của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng đến năm 2025, bao gồm: Một là, đổi mới quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện tốt một số nghị quyết chuyên đề của tỉnh uỷ về phát triển kinh tế tạo cơ sở vững chắc để thực hiện công bằng xã hội. Hai là, tỉnh ủy lãnh đạo chặt chẽ công tác thanh tra, xử lý sai phạm trong thực hiện công bằng xã hội; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm. Đồng thời, luận án cũng đề xuất 05 biện pháp cụ thể để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm.

của Đảng Cộng sản Việt Nam” [88] đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận số 277+278 của tác giả Phạm Huy Thành đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, đưa ra thực trạng và một số giải pháp đấu tranh PCTN, LP theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Tác giả bài viết đưa ra 05 giải pháp đẩy mạnh PCTN, LP, trong đó, giải pháp đầu tiên chính là tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCLP đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Bài viết khẳng định: để PCTN, LP hiệu quả “phải tạo ra được sự chuyển biến từ nhận thức cho đến hành động của toàn HTCT và của toàn dân, trong đó vai trị tiên phong, gương mẫu đi đầu và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng”. Để thực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)