Hạn chế trong cơng tác phịng, chống lãng phí

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 97)

- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Hạn chế trong cơng tác phịng, chống lãng phí

Kết quả khảo sát trên địa bàn Thành phố Hà Nội cho thấy: Bên cạnh những kết quả tốt mà công tác PCLP đã đạt được, ở thành phố Hà Nội, tình hình lãng phí, cùng với các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực vẫn còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước...

Khi được hỏi về đánh giá việc thực hiện công tác PCLP tại cơ quan, địa phương, đơn vị nơi công tác/sinh sống, theo mức độ đánh giá của 1048 người được hỏi, có thể phân loại các hoạt động được đánh giá thành 03 nhóm:

Nhóm được đánh giá cao bao gồm các hoạt động: Tuyên truyền, phổ biến về PCLP, Quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng và đảm bảo hiệu quả công việc của công chức, người lao động, Quản lý, sử dụng thời gian lao động, Sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, Quản lý và sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, Quản lý, mua sắm và sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan (tỷ lệ người được hỏi đánh giá ở mức độ Tốt và Rất tốt các hoạt động này đều trên 70%), đặc biệt được đánh giá cao nhất là Ban hành và thực hiện quy chế, quy định, định mức về chi tiêu nội bộ (tỷ lệ người được hỏi đánh giá ở mức độ Tốt và Rất tốt là 93.9%, 6.1% đánh giá ở mức độ Bình thường, khơng có ai đánh giá Khơng tốt).

Nhóm được đánh giá Bình thường bao gồm các hoạt động: Tạo dư luận xã hội, phong trào tiết kiệm, chống lãng phí; Quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng; Quản lý, sử dụng cơng trình phúc lợi cơng cộng với tỷ lệ người được hỏi đánh giá ở mức độ Tốt và Rất tốt lần lượt là 58%, 48,8% và 45.1%.

Nhóm được đánh giá Chưa tốt bao gồm các hoạt động: Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; Rà soát, sắp xếp các dự án; Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các dự án, tiến độ, chất lượng cơng trình; THTK, CLP trong doanh nghiệp

sử dụng vốn nhà nước; Bảo vệ tài nguyên, môi trường; Minh bạch thông tin hoạt động của doanh nghiệp nhà nước với tỷ lệ người được hỏi đánh giá ở mức độ Khơng tốt và Khó đánh giá lần lượt là 17.5%, 16,9%, 16%, 16%, 14.4% và 13%. [Chi tiết xem Phụ lục 5]

Hình 3.1. Đánh giá việc thực hiện cơng tác PCLP tại cơ quan, địa phương nơi công tác/sinh sống

Trên cơ sở kết quả khảo sát, tổng hợp các báo cáo của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng như các thông tin thực tiễn công tác PCLP được phản ảnh trên báo đài, các phương tiện truyền thơng đại chúng, có thể chỉ ra một số hạn chế cơ bản trong công tác PCLP ở Thành phố Hà Nội bao gồm:

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%Ban hành và thực hiện quy chế, … Ban hành và thực hiện quy chế, …

Quản lý, mua sắm và sử dụng xe … Quản lý, mua sắm và sử dụng … Quản lý và sử dụng trụ sở làm … Sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản … Quản lý, sử dụng thời gian lao động

Quản lý, kiểm tra, giám sát chất … Quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây …

Rà soát, sắp xếp các dự án Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện … Quản lý, sử dụng cơng trình phúc … Quản lý, khai thác, sử dụng tài … Bảo vệ tài nguyên, môi trường Minh bạch thông tin hoạt động … Thực hành tiết kiệm, chống lãng … Tuyên truyền, phổ biến về phòng, … Tạo dư luận xã hội, phong trào …

Một là, vẫn còn vi phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cho

mua sắm, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước, quản lý trụ sở, cơng trình cơng cộng

Tuy thuộc nhóm được đánh giá Cao và Bình thường, song hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật và tiêu chuẩn trong việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, vốn nhà nước và tài sản nhà nước được các cơ quan có thầm quyền nhận định: tuy đã được cập nhật, sửa đổi, bổ sung khá thường xuyên tuy nhiên vẫn có một số nội dung chưa sát với thực tế, dẫn đến ý thức chấp hành còn hạn chế, thực hiện chưa nghiêm, gây lãng phí vốn và tài sản nhà nước trong nhiều lĩnh vực. Việc sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản cơng vẫn cịn tình trạng vi phạm tiêu chuẩn; định mức; bố trí vốn đầu tư các cơng trình, dự án sử dụng tiền, tài sản của nhà nước dàn trải, thực hiện chậm tiến độ.

Trong thời gian từ năm 2013 đến nay, đã có nhiều vụ việc gây lãng phí tài sản công trong lĩnh vực đất đai, tài sản nhà nước được báo chí phản ánh, có thể kể đến như các cơng trình bị bỏ hoang, sử dụng khơng hiệu quả hoặc sử dụng sai mục đích, như cơng viên Hịa Bình với tổng mức đầu tư lên tới 282 tỷ đồng lâm vào tình trạng “ế khách” thường xun [105]. Cơng trình hệ thống cấp nước sạch xã Thượng Cát (nay là phường Thượng Cát) được triển khai xây dựng năm 2009 với số vốn ban đầu lên đến 29 tỷ đồng không được vận hành, bị “bỏ hoang” do thiếu nguồn nước thô cấp cho trạm để vận hành, xử lý.

Khơng chỉ các cơng trình “nghìn tỷ”, các cơng trình ở một số phường, cụm dân cư như nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng cũng có tình trạng bị bỏ hoang, “vỏ có, ruột khơng”, cửa đóng then cài hoặc sử dụng sai mục đích trong khi người dân vẫn thiếu những địa điểm sinh hoạt cộng đồng [77]. Một số dự án có “tuổi thọ” cịn rất non trẻ nhưng vẫn phải “khai tử” để dự án khác chồng lên như việc di dời hai cây cầu vượt cho người đi bộ trên đường Nguyễn Chí Thanh và Trần Khát Chân để nhường chỗ cho cầu vượt dành cho xe cơ giới [101] …

bức xúc trong nhân dân Thủ đô, khai thác tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn cịn biểu hiện lãng phí, nhất là tài nguyên đất

Một số cơng trình, dự án kéo dài do chậm tiến độ, đội vốn trên địa bàn Hà Nội mặc dù khơng hồn tồn do Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm, song cũng gây bức xúc trong nhân dân Thủ đô như Dự án đường sắt cao tốc đô thị các tuyến Cát Linh - Hà Đông; Nhổn - Ga Hà Nội thi công chậm chạp so với mục tiêu ban đầu, chi phí xây dựng đội lên cao so với dự toán, gây lãng phí lớn tiền, tài sản nhà nước; Dự án Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội - Khu liên cơ Võ Chí Cơng, vị trí tại Khu X2, phường Xuân La, quận Tây Hồ… Lãnh đạo Ban quản lý dự án khẳng định quá trình làm dự án đã để xảy ra sơ suất từ đơn vị thiết kế, đơn vị thẩm tra...phải khắc phục sự cố, chậm tiến độ [98].

Tài nguyên đất bị lãng phí là một trong những vấn đề nổi cộm: ở giữa Thủ đô, một số lô đất vàng bị bỏ quên trong khi người dân thì thiếu đất ở, sống chen chúc trong nhiều khu tập thể. Báo chí đã chỉ ra nhiều địa chỉ như: lô đất vàng của "Bầu Hiển" rộng 2.200 m2 có tới 3 mặt tiền tại phố Lý Thường Kiệt, Hàng Bài và Vọng Đức, cách hồ Hồn Kiếm chỉ khoảng 200 m; lơ đất rộng hơn 4.000 m2 tại ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng chỉ cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 100 m, đối diện Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza; lô đất rộng tới 8.000 m2 có tới 3 mặt tiền: Lị Đúc - Nguyễn Cơng Trứ - Ngơ Thì Nhậm; Nam Đàn Plaza và Lotus Hotel (quận Nam Từ Liêm), Tháp Thiên Niên Kỷ (quận Hà Đông), dự án 131 Thái Hà, dự án Twin Tower (đường Láng); căn nhà khách của tỉnh ủy Lai Châu trên đường Phan Bội Châu - Quận Hồn Kiếm đã bị bỏ khơng nhiều năm, ngày càng xuống cấp, xập xệ và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào…)…[28]. Những lô đất này không chỉ tạo ra sự lãng phí khổng lồ mà cịn gây mất mỹ quan đơ thị, thậm chí gây mất an tồn, ảnh hưởng đến các cơng trình, dự án xung quanh.

nay. Hà Nội hiện “ô nhiễm về mọi mặt”, từ ô nhiễm nước, ô nhiễm đất đến ô nhiễm từ các chất thải rắn và đặc biệt là ô nhiễm khơng khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động đời sống xã hội, đặc biệt là sức khỏe con người [80].

Ba là, việc thực hiện các giải pháp PCLP tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn

vị cịn hình thức

Nhiều báo cáo đánh giá cơng tác PCLP ở một số cấp ủy đảng chưa được nhận thức đầy đủ và coi trọng xứng tầm. Tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ cơng, gây lãng phí thời gian và tiền bạc của người dân, doanh nghiệp sẽ tiếp tục là vấn đề phức tạp cần tập trung giải quyết. Vấn đề THTK, CLP trong tiếp khách của đơn vị, trong tổ chức hiếu hỉ của gia đình, sử dụng mạng xã hội trong thời gian làm việc của cán bộ, cơng chức vẫn cịn tồn tại.

Tính hình thức trong việc thực hiện tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể hiện ở kết quả khảo sát, cụ thể là: Khi được hỏi về 04 văn bản chỉ đạo công tác PCLP ở Thành phố Hà Nội được triển khai đến chi bộ, thì vẫn cịn nhiều người được hỏi chưa biết đến các văn bản này, có đến gần 20% người được hỏi chưa biết đến các văn bản: Chương trình số 07-CT/TU, ngày 26/4/2016 của Thành uỷ về "Nâng cao hiệu quả công tác PCTN, THTK, CLP giai đoạn 2016- 2020", Kế hoạch của cấp ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP" và Kế hoạch của cấp ủy thực hiện Kết luận số 10-KL/TW, ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị "Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP". Khi được hỏi về số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát việc THTK, CLP trong xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát tại chi bộ, đảng bộ, có một số chi bộ, đảng bộ trong 02 nhiệm kỳ khơng có cuộc nào, hoặc có thể có thực hiện song người được hỏi khơng biết, hoặc chưa quan tâm đến vấn đề này. [Chi tiết xem Phụ lục 5]

Nội đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với cấp ủy các cấp, mà đứng đầu là Thành ủy Hà Nội trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)