Thực hiện tốt sơ kết, tổng kết thực tiễn rút kinh nghiệm sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về phịng, chống lãng phí

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 153 - 157)

- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

100 200 300 400 500 600 700 800 900Xây dựng, ban hành và thực hiện

4.2.6. Thực hiện tốt sơ kết, tổng kết thực tiễn rút kinh nghiệm sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về phịng, chống lãng phí

lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về phịng, chống lãng phí

Thực tiễn là cơ sở của lý luận, là động lực của lý luận và thực tiễn luôn đề ra những nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển nhận thức, địi hỏi phải có tri thức mới, nhất là những tri thức được khái quát thành lý luận để trở lại chỉ đạo thực tiễn. Do đó, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận là nhiệm vụ quan trọng của Thành ủy trong hoạt động lãnh đạo của mình. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Hiểu biết do thực hành mà ra. Hiểu biết lại trải qua thực hành mà thành lý luận. Lý luận ấy lại phải dùng vào thực hành” [75, tr.99]. Rồi Người khái quát lại: “Thực hành sinh ra hiểu hiết. Hiểu biết tiến lên lý luận. Lý luận lãnh đạo thực hành” [75, tr.99]. Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: phải “đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”[75, tr.99]. Trách nhiệm của cấp ủy đảng các cấp, các ngành trong tổng kết thực tiễn ngày càng được quy định rõ hơn. Trên cơ sở thẩm quyền được phân định, cấp ủy đảng các cấp ra sức kiện tồn các cơ quan tham mưu có nhiệm vụ chun trách nịng cốt trong tổng kết thực tiễn, xây dựng kế hoạch tổng kết các nội dung theo chương trình làm việc tồn khóa.

Để nâng cao chất lượng, trước hết, việc sơ kết, tổng kết phải tiếp tục được thực hiện thường xuyên, trở thành nền nếp; các vấn đề sơ kết, tổng kết phải được cụ thể hóa hướng đến các mục tiêu PCLP đã được xác định theo kế hoạch, chương trình đã xác định. Những kinh nghiệm sau sơ kết, tổng kết phải được phổ biến đến các cấp trong Thành phố để mỗi cán bộ, đảng viên được biết và thực hiện. Việc sơ kết, tổng kết sẽ thể hiện cho các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy được hiệu quả thực tế của công tác PCLP, tạo được động

lực mạnh mẽ hơn nữa để củng cố thành quả đạt được, hướng tới thực hiện mạnh mẽ và lâu dài, bền bỉ hơn nữa trong thời gian tiếp theo. Đặc biệt, việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về PCLP tại Hà Nội sẽ cung cấp luận cứ để Đảng bổ sung hoàn thiện đường lối, quan điểm, chủ trương, giải pháp để lãnh đạo PCLP hiệu lực, hiệu quả hơn.

Các giải pháp PCLP đã được thực hiện cần phải được tổng kết thực tiễn một cách công phu, nghiêm túc. Những giải pháp về thay đổi cách quản lý phương tiện làm việc, xe công đã và đang được nhiều người quan tâm nhưng khơng có sự tổng kết (như thí điểm khốn kinh phí sử dụng xe cơng từ ngày 01/3/2017 tại 08 cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố đã tiết kiệm so với chi phí thực tế sử dụng cùng kỳ là 1,771 tỷ đồng, trung bình tiết kiệm 6,7 triệu đồng/xe/tháng) nhưng chưa tổng kết để nhân rộng. Hay các nguyên nhân của việc để xảy ra xây dựng nhà trái phép, cơng trình phải tháo dỡ dù khơng ảnh hưởng ngân sách nhà nước nhưng ảnh hướng lớn đến tiền của xã hội, của nhà đầu tư thì có cách nào ngăn chặn, khắc phục một cách căn cơ để khơng cịn xảy ra nữa và xử lý cán bộ để xảy ra lãng phí đó như thế nào… Hoặc những lãng phí do quy hoạch, chồng chéo quản lý, gây lãng phí cho ngành khác, đơn vị khác như đào bới vỉa hè, lịng đường làm các cơng trình thốt nước, điện, bưu chính viễn thơng…ai chịu trách nhiệm cả trước đó và sau này nếu cịn xảy ra. Trong tổng kết thực tiễn, phải chú ý lắng nghe các báo cáo kiến nghị từ thực tiễn, nhất là các mơ hình mới, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến, để làm tốt cơng tác thi đua - khen thưởng, tôn vinh các nhân tố mới. Thực hiện dân chủ hóa trong nghiên cứu khoa học giúp cho nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận, tranh luận cả trên báo chí, hội thảo trước khi có kết luận, tránh hình thức, đối phó, khơng tạo được những kiến nghị, tham mưu để hoạch định chính sách PCLP có hiệu lực, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.

KẾT LUẬN

1. Lãng phí, cùng với tham nhũng, tiêu cực, có tác hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Công tác PCLP là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong xây dựng Đảng, xây dựng HTCT trong sạch, vững mạnh và là trách nhiệm của toàn HTCT và toàn dân. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể là tổ chức đảng và cấp ủy các cấp đóng vai trị hết sức quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác PCLP.

2. Thành ủy Hà Nội là cơ quan lãnh đạo Đảng bộ Thành phố Hà Nội giữa hai kỳ Đại hội, trực tiếp lãnh đạo công tác PCLP tại Thành phố. Thành ủy lãnh đạo công tác PCLP một cách toàn diện qua các nội dung lãnh đạo từ xây dựng, ban hành phương hướng, nhiệm vụ, phổ biến, triển khai, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết nhằm đẩy mạnh, tạo bước đột phá quan trọng trong PCLP, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện được những nội dung đó, Thành ủy lãnh đạo thơng qua các văn bản nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch…, qua công tác tuyên truyền, vận động, qua tổ chức đảng và đảng viên và qua công tác kiểm tra, giám sát.

3. Từ năm 2013 đến nay, công tác PCLP trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực, SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP đã đạt được nhiều ưu điểm, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, tạo khí thế, động lực, quyết tâm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đơ tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, Thủ đô và đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với cơng tác PCLP vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất định, dẫn đến tình hình tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn cịn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực: Việc phát hiện và xử lý các vụ việc lãng phí cịn ít; chưa phát huy tốt vai trò giám sát, phản biện của MTTQ, các tổ chức CT-XH; cịn có cán bộ chủ chốt ở

một số đơn vị thiếu gương mẫu, chưa chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả công tác PCLP;… dẫn đến tình hình tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn cịn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực. Những hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song chủ yếu xuất phát từ đặc điểm khó khăn, phức tạp của cơng tác PCLP tại Thành phố Hà Nội và nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy về công tác PCLP cịn hạn chế.

4. Tình hình mới hiện nay với nhiều yếu tố tác động đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP thông qua việc thực hiện những giải pháp chủ yếu sau: Một là, Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là của Thành ủy Hà Nội về vai trị lãnh đạo đối với cơng tác PCLP; Hai là, Đổi mới nội dung lãnh đạo PCLP theo hướng tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, có nguy cơ lãng phí lớn, gây bức xúc trong xã hội; Ba là, Tiếp tục đổi mới PTLĐ của Thành ủy đối với công tác PCLP, đề cao PTLĐ thông qua vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và tác phong quyết liệt của NĐĐ; Bốn là, Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong sạch, vững mạnh lãnh đạo thực hiện tốt cơng tác phịng, chống lãng phí; Năm

là, Tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong toàn Đảng bộ Thành phố Hà

Nội, phát huy vai trò của Nhân dân, MTTQ và các tổ chức CT-XH trong phản biện và giám sát xã hội trong công tác PCLP; Sáu là, Thực hiện tốt sơ kết, tổng kết thực tiễn rút kinh nghiệm sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về phòng, chống lãng phí./.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 153 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)