Đồng
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng trà lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam. Cây trà xuất hiện đầu tiên ở Lâm Đồng vào năm 1927 tại vùng Cầu Đất (hiện là một trong những vùng trà nổi tiếng của tỉnh). Sau đó, cây trà vươn rộng lãnh thổ đến các địa bàn lân cận trong tỉnh như B’lao, Di Linh,... và bắt đầu phát triển mạnh vào những năm 1960. Sau ngày giải phóng đất nước, các mơ hình trồng trọt và sản xuất trà càng nhận được hơn sự quan tâm đẩy mạnh phát triển từ phía nhà nước và ban lãnh đạo tỉnh. Đến năm 2000, một số địa phương trong tỉnh nhận được những khoản đầu tư lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài (chủ yếu là các nhà đầu tư Nhật và Đài Loan) vào việc xây dựng các vùng nguyên liệu trà tươi chất lượng cao, tiếp tục nâng cao hơn nữa những thế mạnh của tỉnh trong lĩnh vực trồng trọt và sản xuất trà. Qua lịch sử hơn 80 năm phát triển, sản phẩm trà Lâm Đồng là sản phẩm đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc hình thành sản phẩm văn hóa chè Việt: Lâm Đồng là tỉnh có doanh nghiệp đầu tiên áp dụng cơng nghệ sinh học để làm ra sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; mơ hình “Du lịch sinh thái chè” lần đầu tiên xuất hiện (và sẽ phát triển bền vững) trên đất Lâm Đồng; tiệm uống trà lớn nhất Việt Nam cũng nằm trên đất Lâm Đồng; và Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức Lễ hội Văn hóa Trà…
Năm 2010, Lâm Đồng có hơn 130.000 lao động (chiếm 10% dân số của tỉnh) sống dựa vào cây trà. Diện tích trồng trà trên tồn tỉnh là 27.000 ha, trong đó, hơn 25.000 ha đang trong độ tuổi thu hoạch cho sản lượng bình quân là 170-180 tấn chè búp tươi mỗi năm, tương đương với 36.000 tấn trà thành phẩm mỗi năm. Tính ra, cây trà Lâm Đồng đã chiếm 20% về diện tích và 27% về sản lượng trà của cả nước và nơi đây được xem là vùng nguyên liệu trọng điểm của cả nước.
Trong các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển cây chè, những năm qua, nhất là từ 2002 đến nay, tỉnh vừa tập trung mở rộng diện tích vừa
đẩy mạnh “cuộc cách mạng giống”, cải tạo vườn chè năng suất, chất lượng cao và từng bước xây dựng vùng nguyên liệu chè an toàn, chè sạch. Đến nay, diện tích chè giống mới trong tồn tỉnh chiếm tỷ lệ 32%, với 6.340 ha chè cành năng suất cao (chuyển từ diện tích chè hạt sang trồng các giống chè cành: TB14, LĐ97…) và 2.075 ha chè cành Oolong chất lượng cao Đài Loan (trồng các giống: Tứ Quý, Kim Tuyên, Ngọc Thúy…). Nhiều diện tích chè cành đạt được năng suất 20 - 25 tấn búp tươi/ 1 ha. Trong tổng số 2.075 ha chè Đài Loan có khoảng 1.250 ha do các doanh nghiệp nước ngồi quản lý (chiếm 60%), diện tích cịn lại là của các doanh nghiệp trong nước và tư nhân quản lý. Không thể phủ nhận rằng cuộc cách mạng về giống và cả kỹ thuật canh tác lẫn việc nâng cao cơng nghệ chế biến đã có những tác động nhất định đến sản phẩm cuối cùng của sản phẩm trà Lâm Đồng, song như thế vẫn chưa đủ. Diện tích vườn cây được trồng các giống chè cũ, chè kém chất lượng của Lâm Đồng vẫn còn chiếm một tỉ lệ khá lớn, gần 70% trong tổng diện tích. Theo đề án phát triển cây chè đến năm 2020, Lâm Đồng phấn đấu đưa tổng diện tích cây chè lên 28.000ha; tuy tăng khơng nhiều so với diện tích hiện có, nhưng điều đáng nói là trong 28.000ha đó, diện tích chè giống mới có năng suất và chất lượng cao chiếm khoảng 55%.
Thu nhập trên mỗi hecta chè Lâm Đồng đạt cao nhất nước, trên 280 triệu đồng/năm/ha; đứng đầu về giá xuất khẩu (hằng năm, trong số các doanh nghiệp có khối lượng chè xuất khẩu từ 50 tấn trở lên, doanh nghiệp đạt giá cao nhất thuộc về Lâm Đồng). Mỗi năm, toàn tỉnh thu về 37 triệu USD nhờ vào các sản phẩm từ chè. Tuy nhiên, sự phát triển của cây chè ở Lâm Đồng vẫn chưa mang lại lợi nhuận tương xứng cho người trồng chè, đặc biệt đối với bà con nông dân vùng cao, vùng sâu của tỉnh này. Mà nguyên nhân chính là do các nhà máy chè khơng tích cực thu mua sản phẩm của họ. Lâu nay, người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè ở Lâm Đồng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc liên kết sản xuất, nơng dân cứ tự phát mở rộng diện tích chè, tự chọn giống,
nông dân ngay khi xuống giống mà chờ thu mua chè bằng những giá rẻ mạt vào cuối mùa thu hoạch vì biết rằng người dân khơng biết bán cho ai. Bên cạnh đó, vườn chè già cỗi, năng suất thấp cũng là những nguyên nhân chính dấn đến vấn đề lá trà tươi rớt giá. Giá trị lá chè thấp dẫn đến tình trạng có những giai đoạn hàng loạt vườn chè bị nơng dân mạnh tay xóa bỏ để trồng các loại cây trồng khác hòng cải thiện thu nhập cho gia đình.
Lâm Đồng cũng đã đóng góp những sản phẩm có giá trị cao, được nhiều thị trường sành điệu về trà chấp nhận như Ô Long, Trà Xanh, Trà Đen... Hiện tồn tỉnh có hơn 20 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè với số lượng gần 8.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 9,5 triệu USD. Chè Lâm Đồng chủ yếu xuất sang các nước: EU, Trung Đông, Canada, Nhật, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan. Theo các tài liệu lịch sử thì sản phẩm trà Việt ngay từ những năm đầu thế kỷ 20 đã có mặt ở thị trường châu Âu dưới nhãn mác, bao bì của các cơ sở trồng, chế biến và xuất khẩu của người Pháp. Đến lúc này, sản phẩm trà Việt Nam đã được xuất sang 107 thị trường trên thế giới, trong đó có 68 trong tổng số 150 thị trường thuộc các quốc gia thành viên của WTO, một kết quả mà không phải bất kỳ nước nào cũng đạt được. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của lá trà Việt Nam nói chung và lá trà Lâm Đồng nói riêng trên trường quốc tế là chưa cao. Điều này một phần xuất phát từ việc tiếp xúc quảng bá thương hiệu cịn hạn chế, một phần vì chè nguyên liệu của người dân chưa đảm bảo chất lượng. Đa phần các hộ trồng chè theo quy mô nhỏ lẻ và chưa tn thủ đúng quy trình sản xuất an tồn và bảo quản sau thu hoạch.
Như vậy, so với các tỉnh khác trên cả nước, Lâm Đồng đang có nhiều đóng góp vơ cùng quan trọng đối với lĩnh vực trồng trọt và sản xuất trà của Việt Nam. Tuy nhiên, tỉnh cần phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình để giải quyết những khó khăn trước mắt, đẩy mạnh sự phát triển của ngành trà, xây dựng một thương hiệu trà Lâm Đồng viững mạnh nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế và nâng cao thu