Chất lượng lá trà tươ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng trà bảo lộc (Trang 35 - 37)

2. Phân tích chuỗi cung ứng trà hiện tại của Bảo Lộc

2.1.3. Chất lượng lá trà tươ

Nếu xét chỉ về hình thể và “độ chin” của búp trà tươi sau thu hoạch, chỉ cần kĩ càng trong việc xác định thời điểm thu hoạch, gần như 100% lá

hoàn hảo của những búp trà này lại là những khuyết điểm tiềm ẩn bên trong rất khó khắc phục. Khuyết điểm lớn nhất thường thấy ở các lứa trà tươi sau thu hoạch tại Bảo Lộc đó là dư lượng kim loại nặng (đặc biệt là kim loại chì) và dư lượng thuốc trừ sâu ln ở mức báo động. Với những mẫu xét nghiệm có xuất xứ từ các đồn trà được đầu tư và canh tác một cách bài bản, dư lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu vẫn có nhiều trường hợp vượt quá mức cho pháp 3-5 lần. Với những mấu xét nghiệm ngẫu nhiên từ các vườn trà tự phát của các hộ nông dân, nồng độ các dư lượng này còn cao hơn gấp nhiều lần, thường xuyên gặp các trường hợp gấp 10-20 lần so với nồng độ cho phép.

Về dư lượng thuốc trừ sâu: như đã phân tích ở phần trước,

chính vì sử dụng thuốc trừ sâu một cách bừa bãi nên dư lượng thuốc trừ sâu tồn đọng trên lá trà là rất cao.

Về dư lượng kim loại nặng: Điều này xảy ra là do ba ngun

nhân chính: nguồn nước, đất và phân bón. Theo nghiên cứu của Sở KHCN Tỉnh Lâm Đồng, dư lượng kim loại trong các khu đất được dùng vào việc canh tác cây trà một cách tự phát, đặc biệt là dư lượng kim loại chì đạt mức rất cao, bên cạnh đó, những nguồn nước tự nhiên như từ ao, hồ, sông, suối nếu không được qua xử lý cũng để lại một hàm lượng kim loại rất cao trên lá trà. Để khắc phục tình trạng này chỉ có một phương án duy nhất đó là quy hoạch lại các vùng canh tác trà một cách cứng rắn và khoa học, các vùng đất dự định đưa vào canh tác cần được khảo sát và có các biện pháp khử kim loại một cách khoa học. Nguồn nước đưa vào sử dụng cho việc tưới tiêu cũng cần được xét nghiệm kĩ càng trước khi cho phép sử dụng. Ngồi vấn đề về đất và nguồn nước, bón phân sai khoa học cũng là nguyên nhân dẫ đến việc dư lượng kim loại nặng tăng cao. Thứ nhất, bón phân khơng đảm bảo chất lượng, đặc biệt bón phân hữu cơ chưa qua xử lý là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng dung lượng kim loại nặng trong lá trà. Thứ hai, bón phân với liều lượng và chu kỳ khơng hợp lý thường dẫn đến tình trạng dư thừa phân bón khiến cho hàm lượng kim loại

rửa trơi gây ơ nhiễm nguồn nước, làm tăng dư lượng kim loại nặng trong nước và những nguồn nước này lại được dung vào tưới tiêu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng trà bảo lộc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)