2. Phân tích chuỗi cung ứng trà hiện tại của Bảo Lộc
2.3.5. Vị thế thương lượng của doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế
còn hạn chế
Hiện tại, vị thế thương lượng của các doanh nghiệp xuất khẩu trà Việt Nam nói chung và Bảo Lộc nói riêng cịn thấp, có thể giải thích bởi các nguyên nhân sau:
Các doanh nghiệp tuy có quan tâm đến việc quảng bá, tìm kiếm đối tác, nhưng các chi phí bỏ ra cho cơng tác này cịn thấp và chưa chủ động. Kết quả là đến hơn 50% đối tác nhập khẩu tự tìm đến các doanh nghiệp của ta. Các doanh nghiệp của ta cũng còn phụ thuộc vào các đối tác truyền thống, chưa chủ động mở rộng tìm kiếm đối tác mới để mở rộng thị trường.
Các doanh nghiệp trà cịn thiếu thơng tin thị trường do sự thiếu chủ động trong việc tìm hiểu thơng tin, điều này dẫn đến khả năng thương lượng kém. Hình thức phổ biến trong công tác tìm kiếm thơng tin thị trường là thông qua giới kinh doanh cùng lĩnh vực (70,5%). Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp đã bước đầu tiếp cận các thông tin thị trường trên các phương tiện thông tin hoặc thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại; thì hình thức khai thác các thông tin của đa số cơ sở doanh nghiệp về giá cả, thị trường chủ yếu dưới dạng truyền tin nội bộ, thiếu đa dạng cũng như mức độ tin cậy thấp, đã cho thấy trình độ khai thác và tiếp cận thơng tin thị trường cịn rất hạn chế.
Các doanh nghiệp có nhiều đầu mối xuất khẩu, tuy nhiên giá trị không cao. Theo số liệu khảo sát năm 2004, cả nước xuất 94.722,5 tấn trà theo 1.567 đơn hàng, trong đó có 84 doanh nghiệp xuất khẩu dưới 10 tấn trà. Cũng trong năm này, 50% nhà xuất khẩu chỉ đạt 1.112,6 tấn trà, chiếm 1,17% tổng sản lượng xuất khẩu. Trong khi đó, do sự khác biệt giữa sản phẩm của các nhà cung cấp khơng nhiều và chi phí thay đổi nhà cung cấp khơng lớn, các doanh nghiệp nhập khẩu có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp, họ sẵn sàng đổi nhà cung cấp để có mức giá tốt hơn.
Ngồi ra, do xuất khẩu chủ yếu là trà thơ và chất lượng không cao, đồng đều, các nhà xuất khẩu thường phải nhận giá thấp.