Khâu chế biến là khâu trung gian giữa trồng trọt và mua bán, cũng góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao giá trị giá tăng cho chuỗi trà. Việc đa dạng và khác biệt hóa sản phẩm trong khâu này sẽ góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trà chế biến. Tuy nhiên, phân tích thực trạng chuỗi cung ứng trà Bảo Lộc ở phần trên cho thấy khó khăn gặp phải trong khâu chế biến trà hiện nay chủ yếu nẳm ở:
Chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào không đồng đều, trà thấp cấp vẫn được sử dụng và không đảm bảo được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tồn tại nhiều cơ sở chế biến nhỏ, cơng nghệ cịn hạn chế và không đồng đều. Quy mô vốn thấp (khảo sát về quy mô vốn cho thấy hiện tại hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu loại hình tổ chức kinh doanh, nhưng quy mơ vốn rất thấp so với
doanh nghiệp, trung bình chỉ khoảng 1,08 tỷ đồng so với 15,3 tỷ đồng của các doanh nghiệp).
Để giải quyết hai bất cập trên trong khâu này, nhóm tác giả đã đưa ra các giải pháp:
2.1. Giải ph á p quản l í chất l ư ợng nguy ê n liệu đ ầu v v
à o:
Các đơn vị chế biến cần tạo mối liên kết chặt với các hộ trồng chè thông qua việc đặt hàng nguồn nguyên liệu có cam kết chất lượng từ người nơng dân. Tuy giá thành thu mua có thể sẽ cao hơn nhưng bù lại cơ sở sản xuất có thể đảm bảo chất lượng chè tươi trước chế biến đồng thời có thể ước tính được cơng suất sản xuất là bao nhiêu từ đó có kế hoạch thuê mướn lao động cũng như đổi mới máy móc (nếu có) phù hợp và tiết kiệm chi phí hơn. Có thể, với quy mơ và trình độ lao động hiện tại, đa số các cơ sở chế biến cũng không thể hỗ trợ kiến thức, kĩ thuật cho hộ trồng trọt nhưng các cơ sở này có thể là cầu nối giữa các hộ nông dân với người thu mua cuối cùng; là trung gian giúp người thu mua thành phẩm cuối cùng có thể hỗ trợ kiến thức trồng trọt khoa học hay cung cấp giống tốt. Đổi lại sẽ là sự ổn định dây chuyền từ khâu đầu vào, chế biến tới thị trường. Với nguồn nguyên liệu tốt, việc lưu tâm tới công tác bảo quản chè trong khi chờ sản xuất cũng cần được chú trọng để duy trì phẩm chất chè tươi. Thêm vào đó, việc quản lí chất lượng cũng phải được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình từ bắt đầu chế biến tới khi ra thành phẩm chế biến, trong từng khâu xào, sấy, vò đều phải lấy mẫu thử và kiểm tra nhằm ngăn chặn sai sót nếu có ngay từ từng khâu. Đối với trà thành phẩm sau chế biến, thực hiện quy trình quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP để chứng minh thành phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo chất lượng. Điều này đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua và bán sản phẩm cuối cùng mở rộng và thâm nhập các thị trường khó tính, có u cầu cao về tiêu
2.2. Giải ph á p đ ổi mới v à thắt chặt quản l ý c ô ng nghệ chế biến: nghệ chế biến:
Để có thể đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, qua đó tạo điều kiện nâng cao giá trị gia tăng cho ngành trà, các đơn vị chế biến buộc phải nâng cấp, đổi mới các thiết bị công nghệ và lựa chọn công nghệ để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thêm vào đó, nhà nước cần có kế hoạch đầu tư xây dựng mới một số nhà máy chế biến với công suất vừa và nhỏ tại các vùng nguyên liệu chưa có hoặc thiếu năng lực chế biến nhằm gắn kết chặt chẽ giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu. Xác định cơ cấu chè thành phẩm có tính chiến lược ví dụ, hiện tại trên thế giới, chè xanh đang rất được ưa chuộng nên cơ cấu chế biến cho các doanh nghiệp có thể tham khảo như: chè xanh 45-50%; chè Ô Long 15-20%; chè đen 30-40% (trong đó chè CTC 5-10%, OTD 25-30%). Với các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng có thể chủ động tham khảo thêm thông tin về công nghệ thiết bị và công nghệ chế biến chè chất lượng cao thông qua các phương tiện truyền thông. Việc tăng cường thiết bị hiện đại phải được phối hợp đồng bộ với đào tạo nguồn nhân lực quản lý, vận hành nhằm từng bước làm tốt cơng tác kiểm tra kiểm sốt chất lượng sản phẩm. Mặt khác, hiện nay, nhiều cơ sở chế biến nhỏ lẻ hoạt động ồ ạt trên địa bàn khiến nguồn nguyên liệu thu mua không đủ đáp ứng, an tồn vệ sinh thực phẩm khơng được đáp ứng. Giải quyết tình trạng trên cần có sự tham gia của các cấp chính quyền, các hiệp hội trong tỉnh nói chung và Bảo Lộc nói riêng. Một mặt, hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp muốn phát triển cơ cấu, mặt khác, quy định chặt chẽ về quy mơ sản xuất và cơng nghệ máy móc tối thiểu với các cơ sở, và mạnh tay xử lí với các trường hợp cố tình vi phạm, sản xuất chè khơng đảm bảo chất lượng, khơng có khâu kiểm tra trong quy trình vận hành.