Giải pháp hồn thiện mắt xích trồng trọt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng trà bảo lộc (Trang 61 - 64)

thời, tỉ lệ diện tích cây trà trên tổng diện tích đất canh tác cây công nghiệp của Bảo Lộc cũng phù hợp với định hướng phát triển cây cơng nghiệp của địa phương. Do đó, mục tiêu hàng đầu của những giai đoạn sắp tới khơng cịn là mở rộng về số lượng diện tích trồng trà của địa phương mà phải tích cực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng diện tích trồng trà hiện tại. Qua các nghiên cứu về thực trạng canh tác cây trà của Bảo Lộc trong thời gian vừa qua đã được phân tích kĩ càng ở các phần trước, nhóm tác giả đề tài đề ra 3 giải pháp cấp thiết nhất cần thực hiện nhằm đạt được mục dích nâng cao chất lượng diện tích trồng trà của địa phương:

 Quy hoạch các vùng trà an toàn trong cả nước, các vùng trà được quy hoạch phải đảm bảo được sự đồng đều về chất lượng lá trà tươi của các đơn vị tham gia canh tác trong vùng.

 Tăng cường công tác quản lý giống cây trà, đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi giống từ chè hạt sang chè cành.

 Nâng cao trình độ kỹ thuật của người nơng dân trong công tác trồng trọt cây trà, tăng cường mật độ và hiệu ứng dụng công nghệ vào các công đoạn canh tác.

Để thực hiện được điều này, trước hết cần tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước và chính quyền địa phương vì đây là những nhân vật đóng vai trị quyết định trong việc quy hoạch và chuyển đổi giống chè. Cụ thể, các đơn vị này cần nghiêm túc thực hiện các công tác sau:

 Thành lập các đội chuyên gia, nhanh chóng tiến hành khảo sát các điều kiện sinh, hóa, lý của các vùng trồng trà nhằm đưa ra các định hướng phát triển về giống trà phù hợp nhất cho từng vùng quy hoạch. Đây là một công tác trọng điểm nhằm đồng đều hóa chất lượng cây chè của vùng vì mỗi vùng trà sẽ có các điều kiện thích hợp với các giống trà khác nhau. Những vùng có độ cao trung bình từ thường phù hợp để trồng các giống trà ta và ít phù hợp để trồng các giống trà phục vụ cho việc chế biến trà Oolong.

trà chất lượng cao như Kim Xuyên, Tứ Quý,… Ngoài điều kiện về độ cao, các điều kiện về đất đai, nguồn nước cũng là những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu vì lượng kim loại nặng trong các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lá trà và những giống trà cao cấp đòi hỏi sự đảm bảo đủ nước tưới tiêu.

 Đầu tư vốn, khuyến khích người nơng dân tham gia các vùng trà được quy hoạch, và hỗ trợ người nông dân thực hiện công tác chuyển đổi giống cây trà trên các diện tích canh tác có sẵn.

 Quản lý chặt chẽ cơng tác phân bổ và khốn đất trồng cho nông dân nhằm tạo sự công bằng, đảm bảo mọi người nơng dân đều có cơ hội tiếp cận với quỹ đất này nhằm tạo sự thi đua lành mạnh trong việc phấn đấu nâng cao chất lượng diện tích trồng trà hiện tại.

 Mở các lớp tập huấn với nội dung thiết thực nhằm tạo ra những biến đổi tích cực trong suy nghĩ của người nơng dân về những kỹ thuật và công nghệ canh tác cây trà mới, tạo điều kiện cho người nông dân tiếp thu và chia sẻ những kiến thức mới, kinh nghiệm mới trong công tác trồng trọt. Đồng thời, đây công tác tập huấn cho người nông dân cũng là một kênh tuyên truyền hiệu quả giúp người dân hiểu và chủ động thực hiện theo các chính sách quy hoạch và chuyển đổi giống cây trà của nhà nước và chính quyền địa phương.

 Hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho các đơn vị trồng trà đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao và có diện tích trồng trà lớn nhằm tích cực nâng cao năng suất trồng trọt của địa phương.

 Tăng cường quản lý hoạt động của các hợp tác xã vì đây là những đơn vị đã tham gia trực tiếp vào các vùng trồng quy hoạch, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nhằm tạo niềm tin cho người nông dân vào hiệu quả của công tác quy hoạch và chuyển đổi giống cây trà.

Bên cạnh đó, người nơng dân cũng cần có ý thức tự giác, chủ động trong việc cải thiện chất lượng diện tích trồng trà hiện tại của mình. Cụ thể:

 Hộ trồng trà cần chủ động chuyển đổi trồng các loại giống trà cho năng suất cao, chất lượng phù hợp. Cải tạo vườn trà cũ, năng suất thấp, giống kém chất lượng thấp. Hộ trồng trà cần chủ động tạo ra mối liên kết chặt chẽ hơn với người chế biến hoặc đơn vị xuất khẩu.

 Bên cạnh đó, hộ trồng trà cần thực hiện đúng quy trình sản xuất về giống, chăm sóc, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,bảo quản trà. Hộ trồng trà cũng cần thay đổi định hướng theo nhà xuất khẩu để liên kết xây dựng dòng sản phẩmtrà sạch, trà hữu cơ. Nhu cầu thị trường này tuy chưa lớn nhưng tiềm năng tăng trưởng cao, tạo giá trị gia tăng lớn.

 Chủ động hợp tác với các nông hộ khác để tăng hiệu quả qua việc tham gia các liên kết như hợp tác xã, tổ hợp tác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng trà bảo lộc (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)