2. Phân tích chuỗi cung ứng trà hiện tại của Bảo Lộc
2.2.1. Chất lượng nguồn nguyên liệu còn hạn chế
Trong công đoạn trồng, để tránh các loại sâu bệnh hại trà, người nông dân thường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng như thuốc sinh học phun lên cây trà. Các cơ sở chế biến thu mua ồ ạt thường không quan tâm tới việc dư lượng các chất này trước và sau khi chế biến có nằm trong ngưỡng được cho phép hay không. Đồng thời, khi trà khan hiếm, nguyên liệu thu mua gồm cả trà kém phẩm cấp, thu hái khơng đúng quy trình kỹ thuật của từng giống trà, từng mùa vụ, từng thời kỳ sinh trưởng của vườn trà. Mặc khác, tại Bảo Lộc còn rất nổi tiếng với việc ướp hương các loại hoa, thảo dược vào trà xanh trong công đoạn chế biến tạo thành Trà Hương. Nhưng do giá cả nguyên liệu ướp hương không ổn định (do phụ thuộc quá nhiều vào mùa vụ), thêm vào đó, các loại hương liệu này lại khó bảo quản dẫn tới diện tích các loại hương liệu ( hoa sói, ngâu, lài…) đang bị thu hẹp dần. Các cơ sở hầu hết sử dụng kèm hương hóa học (chủ yếu là hương sen) nhưng hướng đến tính chất an tồn của sản phẩm sau chế biến, loại hương liệu này đang được khuyến cáo hạn chế sử dụng. Thêm vào đó, cơng tác giám định chất lượng nguyên liệu trà cho chế biến sơ sài thậm chí bỏ qua. Tới cuối năm 2009, cả Bảo Lộc chỉ mới có bốn doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng (hai theo tiêu chuẩn ISO và hai theo tiêu chuẩn HACCP). Công tác kiểm tra chất lượng hầu hết theo phương pháp kiểm tra thành phẩm cuối cùng và một phần nhỏ kiểm tra nguyên liệu đầu vào kèm thành phẩm cuối cùng. Hình thức kiểm tra chủ yếu theo cảm quan ngoại hình, màu nước, mùi, vị… Đối với các cơ sở lớn có chất lượng cơng bố thì hàng năm gởi mẫu sản phẩm một lần tới cơ quan nhà nước để đảm bảo chất lượng công bố.