2. Phân tích chuỗi cung ứng trà hiện tại của Bảo Lộc
2.1.4. Thu nhập của người trồng trà
Xét về lợi nhuận của người trồng trà có thể thấy rõ một nghịch lý rằng người ít đất, trồng ít thì thu nhập ngày càng giảm, ngày càng nghèo đi, trong khi đó, những người nhiều đất, trồng nhiều thì thu nhập ngày càng tăng, ngày càng giàu hơn. Lý giải cho nghịch lý này hết sức đưn giản:
Đối với các hộ ít đất, trồng ít: Đây thường là các hộ trồng tự
phát, trồng theo phong trào, ít có kiến thức về trồng trà, chủ yếu là đi học lỏm từ các hộ khác rồi về tự trồng, do đó, năng suất trồng trọt rất thấp, sản lượng trà mỗi đợt thu hoạch không cao, chất lượng lại không đồng đều. Bên cạnh việc thiếu kiến thức và kỹ năng, những hộ trồng trà này thương xuyên bị ép giá do sản lượng quá ít nên người mua ngại kiểm định chất lượng, giá bán trà của các hộ này thường chỉ đạt 2/3 mặt bằng giá chung. Đối với những khu vực có nhiều hộ gia đình trồng trà nhỏ lẻ, họ có khả năng liên kết với nhau để gia tăng sản lượng bán, từ đó có thể tránh được tình trạng ép giá. Tuy nhiên việc gom chung trà tươi sau thu hoạch một cách tự phát như vậy dẫn đến tình trạng khơng thể kiếm sốt được xuất sứ của lá trà. Với những hộ gia đình trồng trà ở những vùng có mật độ vườn trà thưa thớt thì khơng có cách nào để tránh né việc bị ép giá. Những khi giá xuống quá thấp thì đây là những hộ đầu tiên ngưng hẳn việc thu hoạch lá trà tươi. Chính vì những lý do như vậy, thu nhập của những người hộ trồng trà nhỏ lẻ tại Bảo Lộc ln nẳm trong tình trạng bấp bênh.
Đối với những đơn vị nhiều đất, trồng nhiều: Lợi thế đầu tiên
của họ đó là khả năng thương lượng về giá cao, nếu già mua trà tười từ các hộ gia đình trồng trọt nhỏ lẻ là 6.000-8.000VND/kg thì giá mua trà từ những đơn vị lớn thường ở mức 12.000VND/kg hoặc có thể cao hơn. Lợi
nghiêm túc, luôn chú trọng đến việc nghiên cứu và phát triển kỹ năng canh tác, kỹ thuật chăm sóc cây trà của đơn vị. Nhờ vào sự đầu tư hợp lý vào chất xám của người trồng trà, những đơn vị này không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và sản lượng của mỗi lần thu hoạch ngày càng tăng. Việc đầu tư nghiêm túc cũng giúp họ mạnh dạn hơn trong việc thay đổi cơ cấu giống cây trà của đơn vị nhằm tối ưu hóa khả năng sinh lợi của nguồn đất hữu hạn mà đơn vị có được. Chính những yếu tố này giúp cho thu nhập của các đơn vị trồng trà thường ổn định hơn và khả năng tăng trưởng kinh tế của họ vững vàng hơn.