Tính đến hết 3 tháng đầu năm 2011, Pakixtan, Nga và Đài Loan là ba thị trường nhập khẩu trà Việt Nam lớn nhất, gần 50% giá trị xuất khẩu. Điều này cho thấy sự phụ thuộc của ngành trà nước ta vào một số thị trường chính. Nhóm giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này gồm có:
Kí các hợp tác dài hạn với các thị trường mà ta đang phụ thuộc để đảm bảo khả năng tiếp cận vào các thị trường này trong trung và dài hạn; đồng thời, xây dựng mối quan hệ làm ăn bền vững, xuất phát từ việc cải tiến chất lượng và xây dựng niềm tin với đối tác. Phát triển các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường nhiều tiềm
năng như các nước Châu Âu (Vương quốc Anh, Hà Lan,...) và thị trường Mỹ. Muốn thực hiện được điều này, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường mà mình nhắm đến, bên cạnh đó đa dạng chủng loại trà để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng thị trường, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu vì đây là các thị trường rất khó tính và có sự quan tâm đến các khía cạnh xã hội của sản phẩm (có thân thiện với mơi trường khơng, có phân biệt giới tính, sử dụng lao động trẻ em trong q trình sản xuất khơng,...)
Theo đuổi chiến lược khác biệt hóa trà Bảo Lộc: xây dựng và quảng bá hình ảnh trà B’Lao – thương hiệu trà với những dư vị riêng, độc đáo, chi phí sản xuất thấp, nhưng rất an tồn cho sức khỏe và môi trường; hoặc có thể nhắm tới các xu hướng thịnh hành trên thị trường quốc tế hiện nay như trà chứng nhận, trà thân thiện với môi trường khi xây dựng hình ảnh trà B’Lao. Sự khác biệt hóa này giúp định vị trà Bảo Lộc, đồng thời giúp tạo ra một lượng cầu ổn định đối với sản phẩm trà của ta trên thị trường quốc tế.