4. Giải pháp hoàn thiện mối liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi trà Bảo Lộc
4.3. âN ng cao chất lượng sản phẩmtrà Bảo Lộc
Chất lượng trà sản xuất ra chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhưng trong phạm vi nghiên cứu về mối liên kết trong chuỗi, nhóm tác giả đưa ra hai giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trà Bảo Lộc, gồm có:
Xây dựng tiêu chuẩn chung và thống nhất cho toàn chuỗi. Cải tiến cơng tác kiểm tra chất lượng trong tồn chuỗi.
Cho đến thời điểm hiện tại, toàn ngành trà Bảo Lộc vẫn chưa xây dựng được một tiêu chuẩn chung, thống nhất nào. Đa phần các doanh nghiệp thường công bố sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam, một số có
hay của thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp đó. Đứng trước tình trạng trà sản xuất ra có chất lượng chưa cao, lại khơng đồng đều, một tiêu chuẩn chung, thống nhất trong toàn chuỗi là yếu tố nền tảng để nâng cao và đồng nhất chất lượng, từ đó, định vị và xây dựng thương hiệu trà Bảo Lộc.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến tình trạng cơng tác kiểm tra chất lượng trong chuỗi cịn rất sơ sài và lỏng lẻo. Cơng tác kiểm tra chất lượng hầu hết theo phương pháp kiểm tra thành phẩm cuối cùng và một phần nhỏ kiểm tra nguyên liệu đầu vào kèm thành phẩm cuối cùng. Hình thức kiểm tra chủ yếu là dựa vào các yếu tố cảm quan như ngoại hình, màu nước, mùi, vị và một số chỉ tiêu hóa lý khác, cịn các yếu tố như hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì ít được chú ý, thậm chí ngay cả theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Đối với các cơ sở lớn có chất lượng cơng bố thì hàng năm gởi mẫu sản phẩm một lần tới cơ quan nhà nước để đảm bảo chất lượng công bố. Công tác giám định chất lượng nguyên liệu trà cho chế biến rất sơ sài thậm chí bị bỏ qua. Trong khi đó, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến thu mua nguyên liệu ồ ạt, bất kể thực trạng nguyên liệu có hàm lượng kim loại nặng cao và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.
Chính sự yếu kém trong cơng tác kiểm tra chất lượng, cũng như việc khơng có một bộ tiêu chuẩn chung, đồng bộ và đầy đủ nào làm cơ sở đánh giá là một rảo cản lớn trong công tác cải tiến chất lượng trà sản xuất ra. Do vậy, hai giải pháp vừa nêu trên cần được tiến hành nhanh chóng. Việc xây dựng tiêu chuẩn có thể căn cứ theo các cơ sở sau đây:
Các bộ tiêu chuẩn trà chứng nhận như GAP, Rainforest Alliance, Organic, Ethical Tea Partnership, FairTrade hay UTZ Certified. Các bộ tiêu chuẩn này có phạm vi áp dụng khác nhau. Việc lựa chọn bộ tiêu chuẩn nào là tùy thuộc vào chiến lược phát triển của trà Bảo Lộc, có thể kể đến như là yếu tố định vị hình ảnh sản phẩm trà, hay thị hiếu của thị trường mà ngành trà nhắm đến phù hợp
theo quy định của bộ tiêu chuẩn nào,…Việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn trên cơ bản đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối các điều kiện quy định và sự ghi chép theo dõi thơng tin chính xác, do đó sẽ khiến cho các thành phần trong chuỗi cung ứng trà Bảo Lộc gặp khơng ít khó khăn. Nhưng nếu áp dụng thành cơng và được chứng nhận theo các bộ tiêu chuẩn này, không những trà Bảo Lộc được công nhận về chất lượng và thương hiệu, tấn công được vào các thị trường lớn mà các thành viên trong chuỗi đều được lợi trong dài hạn.
Thông tin thu thập được về thị trường mà trà Bảo Lộc nhắm đến. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp hoạt động trong mắt xích cuối chuỗi, tức các doanh nghiệp tiêu thụ trà trong việc thu thập và phản hồi thông tin.