DIỆN TÍCH TRỒNG TRÀ TẠI BẢO LỘC THỐNG KÊ THEO GIỐNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng trà bảo lộc (Trang 30 - 35)

2. Phân tích chuỗi cung ứng trà hiện tại của Bảo Lộc

DIỆN TÍCH TRỒNG TRÀ TẠI BẢO LỘC THỐNG KÊ THEO GIỐNG

Diện tích TỔNG DIỆN TÍCH

CHÈ HẠT CHÈ CÀNH

Năm Diện tích Tỉ lệ Diện tích Tỉ lệ 2006 9.600 ha 7.800 ha 81,25 % 1.800 ha 18,75 % 2009 10.200 ha 7.600 ha 74,50 % 2.600 ha 25,49 % 2010 10.500 ha 7.500 ha 71,43 % 3.000 ha 28,57 %

Nguồn: Tổng hợp theo thống kê của Sở Khoa Học Công Nghệ (KHCN) Tỉnh Lâm Đồng và Trung Tâm Nông Nghiệp trực thuộc UBND Thành phố Bảo Lộc.

Chè hạt là một giống trà cũ được trồng tại Bảo Lộc ngay từ những năm 1930, giống trà này có khả năng chống chịu tốt, dễ chăm sóc, tuy nhiên năng suất không cao, sản lượng lá trà cho ra thấp hơn chè cành từ 2-3 lần (10-15 tấn/ha/năm), giá trị lá trà tươi thấp, có khi rớt giá chỉ cịn 1.000-1.500VND/kg. Chè hạt thường được dùng để chế biến các loại trà xanh ướp hương và một số loại trà đen, tuy nhiên, phẩm cách của các sản phẩm này không được đánh giá cao. Hiện nay, sau 15 năm thực hiện chủ trương cùng người nơng dân chuyển đổi các diện tích trồng chè hạt sang trồng chè cành, diện tích chè hạt vẫn chiếm đa số trên tổng diện tích trồng trà của tồn địa bàn.

Chè cành là giống trà cho năng suất cao, nhưng quy trình trồng trọt và chăm sóc giống chè này địi hỏi kỹ thuật cao hơn trồng chè hạt và phải

tuân thủ một quy trình chăm sóc nghiêm ngặt hơn. Hiệu quả kinh tế của giống trà này là rất lớn, trồng khoảng một năm là đã cho thu hoạch, khoảng 3-4 năm thì năng suất bắt đầu đạt cao (20-35 tấn/ha/năm) và đây là giai đoạn có thể thu hồi vốn đầu tư.

Xét riêng về chè cành, giống trà này còn chia ra thành nhiều loại nhỏ bao gồm các giống phổ thông dùng để chế biến các loại trà bình dân tiêu thụ trong nước như giống PH1, TB14, LD97,… và các giống đặc biệt chuyên dung để sản xuất các loại trà cao cấp và xuất khẩu (trà đên, trà Oolong) như giống LDP1, Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc,… Các giống chè đặc biệt chuyên dùng vào sản xuất trà đen và trà Oolong (những sản phẩm trà xuất khẩu chủ lực) là những giống trà cho năng suất rất cao (30- 35 tấn/ha/năm), chất lượng lá trà tốt, lá dày, hình dáng thon, đẹp. Tuy các giống này địi hỏi kỹ thuật canh tác cao nhưng chi phí cho phân bón, tưới tiêu lại thấp hơn khi trồng các giống trà khác 1,5-2 lần), giá là trà tươi của các giống này lại đạt mức cao và luôn ổn định (30.000-40.000VND/kg). Tuy nhiên, hiện nay, diện tích trồng các giống trà đặc biệt chuyên sử dụng để chế biến các loại chè cao cấp chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 250 ha, chiếm 2,38% tổng diện tích trồng trà trên tồn địa bàn). Hơn thế nữa, do đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao, người canh tác phải am hiểu sâu sắc các kiến thức chuyên sâu về trồng và chăm sóc cây trà nên đa phần diện tích này thuộc quyền sở hữu của các chủ đầu tư nước ngoài từ Đài Loan hay Nhật Bản, nơng dân bản địa rất ít người sở hữu một vườn Kim Xuyên hay Tứ Quý.

Quay lại với tình hình chung của diện tích canh tác chè cành trên tồn địa bàn, Bảo Lộc là địa phương đi đầu trong việc đưa chè cành vào thực nghiệm trồng trọt của địa phương, tại đây, giống chè cành bắt đầu được trồng từ năm 1995 và chủ trương đưa chè cành thành giống chủ đạo thay thế tồn bộ diện tích chè hạt trên địa bàn cũng được khởi phát vào thời điểm này. Tuy vậy, tính đến năm 2010, sau 15 năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống chè, diện tích trồng chè cành tại Bảo Lộc vẫn không tăng

10 năm đầu, tuy nhiên, một trong những lý do chính giúp một phần lớn diện tích chè hạt trong địa bàn chuyển sang trồng chè cành là do ban đầu trà mất giá, người nông dân chặt cây trà để chuyển hướng trồng những cây kinh tế khác, sau đó thấy trà được giá họ mới quay lại trồng trà và sẵn tiện đưa chè cành vào canh tác. 5 năm trở lại đây, tốc độ chuyển đổi cơ cấu giống trà chậm hẳn lại, diện tích chè cành có tăng nhưng chủ yếu là diện tích trồng mới chứ khơng phải thay thế giống trên diện tích trồng cũ. Nguyên nhân của điều này là do :

Tâm lý ái ngại của người nông dân khi nghĩ đến việc chuyển đổi: Đa số người nơng dân đều có tầm nhìn ngắn hạn, họ thường

nhìn vào cái lợi trước mắt hơn là tính tốn những lợi ích lâu dài, từ đó dẫn đến tâm lý ái ngại khi thực hiện chuyển đổi. Dù có được nhà nước hỗ trợ vốn cho việc chuyển đổi họ vẫn khơng thực hiện vì lý do lo ngại rằng suốt thời gian một năm đầu chăm sóc cây trà mà khơng có thu hoạch thì biết lấy gì ni sống gia đình.

Giá của lá trà tươi thấp và không ổn định: Điều này tạo cho

người nông dân tâm lý không mấy mặn mà với cây trà. Đối với những giống trà thường, những khi được giá, người nơng dân có thể bán lá trà tươi với giá 6.000-8.000VND/kg, khi cao có thể đạt tới mức 10.000VND/kg, nhưng ngay cả với mức này thì thu nhập của những hộ gia đình với diện tích trồng trà dưới 2 ha cũng chỉ vừa đủ để trang trải chi phí và ni sống gia đình. Điều tệ hại là giá lá trà tươi thường xuyên đạt mức thấp từ 3.000-4.500VND/kg, với mức giá này thì thu nhập của người nơng dân thậm chí cịn khơng đủ để trang trải chi phí phân bón, tưới tiêu,... Chính vì giá cả bấp bênh như vậy nên việc chuyển đổi sang trồng một giống trà mới địi hỏi kỹ thuật canh tác và quy trình chăm sóc nghiêm ngặt hơn đối với đa phần người nơng dân chẳng khác nào “việc làm điên rồ”.

Sự hạn chế trong các chính sách hỗ trợ chuyển đổi của nhà nước: Chưa kể đến chuyện nhà nước không đưa ra được bất kỳ biện pháp

cành cũng không đủ sức thuyết phục, phần lớn nội dung của chính sách chỉ nằm trên bàn giấy, việc thực hiện chỉ là những lời kêu gọi suông. Vốn nhà nước đầu tư vào thực tế rất nhỏ giọt, “khơng đủ thấm đất”, bên cạnh đó, các hộ nơng dân rất khó tiếp cận với quỹ đất được chủ trương cấp thêm cho việc mở rộng diện tích trồng trà, phần lớn quỹ đất này lọt vào tay các doanh nghiệp lớn.

2.1.2. Sản lượng

Với diện tích trồng trà năm 2010 rộng gần 10.500 ha, khơng tính khoảng 800 ha chưa được đưa vào thu hoạch, trên diện tích cịn lại, sản lượng búp trà tươi đạt được trên lý thuyết là 130.000 tấn/năm, nhưng trên thực tế, sản lượng búp trà tươi năm 2010 của Bảo Lộc chỉ đạt mức xấp xỉ 93.000 tấn, đạt 71,54% so với lý thuyết, chứng tỏ năng suất trồng trọt chưa đạt mức tối ưu. Có hai ngun nhân chính dẫn đến hệ quả này:

Sự kéo dài của tình trạng giá cả bấp bênh, giá trà tươi thường xuyên duy trì ở mức thấp: Năm 2008, giá chè hạt nằm ở mức

1.000-1.300VND/kg liên tục 6 tháng liền, chính vì lý do này, nhiều nơng dân khơng cịn mặn mà với cây trà nữa. Nhiều nhà đốt bỏ cây trà, để mặc đất hoang hóa, số cịn lại thì bín cây (chặt ngang 1/3-1/2 thân cây), bỏ bê rương trà, khơng tiếp tục chăm sóc cũng như thu hoạch trong thời gian dài. Đến thời điểm hiện tại, theo ước tính của Trung Tâm Nơng Nghiệp trực thuộc UBND Thành phố Bảo Lộc, diện tích các rương trà bỏ hoang khơng chăm sóc rộng gần 1.000 ha, đây là một xon số rất đáng báo động. Một phần diện tích khác tuy đã được chăm sóc và bắt đầu khai thác trở lại nhưng do tình trạng bỏ bê kéo dài nên cây trà “mất sức”, khiến năng suất giảm mạnh so với lý thuyết. Ngoài ra, các hộ nơng dân tuy vẫn chăm sóc và thu hoạch trên vườn trà của mình nhưng vào những thời điểm giá thấp họ vẫn thường bỏ qua khơng thu hoạch vì tiền bán trà khơng đủ bù tiền xăng chuyên chở trà từ vườn đến điểm thu mua, trà lại không giống các loại cây khác, cứ 10-15 ngày vườn trà cho một mẻ thu hoạch nhưng chỉ

cần thu hoạch trễ từ 1-2 ngày là trà sẽ quá lứa và không thu hoạch được nữa, phải chờ đến lứa khác mới tiếp tục thu hoạch được.

Kỹ thuật canh tác yếu kém, người nơng dân tin vào kinh nghiệm của chính mình hơn là các phương pháp khoa học đã qua nghiên cứu, kiểm định và chứng nhận: Ba lỗi thường gặp nhất trong

hoạt động chăm sóc vườn trà hằng ngày của người nơng dân đó là khơng giữ cho đất tơi xốp và độ ẩm hợp lý, bón phân khơng đúng thời điểm và kỹ thuật bón phân chưa đúng, sử dụng thuốc trừ sâu nồng độ cao, không đúng thuốc, đúng bệnh.

o Về vấn đề chăm sóc nguồn đất: Bề mặt khu đất trịng trà cần

được thường xun duy trì ở trạng thái tơi xốp và độ ẩm vừa phải, muốn vậy, phải thường xuyên cuốc nhẹ trên bề mặt khu đất độ sâu từ 10-15cm để làm tơi đất, chế độ tưới tiêu phải được tính tốn hợp lý, không tưới quá đẫm nước cũng như không để cho đất quá khô. Đa số người nơng dân rất ít chú ý đến vần đề này, mặt đất rất hiếm khi được làm tơi, nhiều khu vườn lâu khơng xới đất dẫn đến tình trạng mặt đất khô cứng, rêu và sâu bệnh sinh sôi nảy nở dày đặc, về tưới nước, ngưng tưới nước vào mùa mưa là hợp lý nhưng ngay cả khi vào mùa khô người nông dân cũng không tưới nước thường xuyên, mỗi lần tưới thường cách nhau khá xa, có khi nguyên tháng chỉ tưới một lần, mỗi lần tưới, với tâm lý “tưới bù”, người nông dân thường tưới nước rất đẫm, điều này không tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trà.

o Về vấn đề sử dụng phân bón: Hành động thường thấy là người

nông dân mua phân về rồi vất đại vào gốc cây, mặc cho phân thấm đất được chừng nào hay chừng đó. Cách bón phân như vậy không hiệu quả ở hai điểm, thứ nhất, tỉ lệ phân thấm đất chỉ đạt 70%, nếu vào mùa mưa thì tỉ lệ này cịn thấp hơn rất nhiều do phân bị nước rửa trơi; thứ hai, cho dù phân có thấm

đất thì rễ cây cũng khơng út được nhiều chất dinh dưỡng từ phần phân bón này do rễ cây trà lan rộng xung quanh, mật độ rễ cao nhất nằm ở khu vực cách gốc 20-30cm. Bên cạnh viêc bón phân khơng đúng cách, thời điểm bón phân cũng khơng hợp lý, thơng thường, việc bón phân nên được thực hiện hai tháng một lần, mỗi gốc cây cần 1kg phân/1 lần bón. Người nơng dân lại thường khơng bón phân theo một chu kỳ và liều lượng đều đặn như vậy, nếu khơng bón phân theo những tính tốn cảm tính của bản thân thì người nơng dân lại bón phân theo kiểu tùy hứng, kiểu bón như vậy khơng những khơng có lợi cho cây mà cịn thúc đẩy q trình thối hóa của đất, chất dinh dưỡng của đất sau vài năm canh tác sẽ xấu đi thấy rõ. o Về vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu và các loại thuốc phòng trừ

sâu bệnh: Muốn phòng và diệt trừ sâu bệnh hiệu quả, cần xác

định đúng tính chất của khu đất, đúng bệnh và đúng loại sâu bệnh, sau đó cần mua đúng loại thuốc, phun xịt đúng thời điểm với một liều lượng hợp lý, tránh việc phun quá ít dẫn đến sự lờn thuốc ở sâu bệnh và phun quá nhiều gây hại cho cây trà và sức khỏe con người. Hiện nay, người nông dân rất thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong cơng tác phịng trừ sâu bệnh cho cây, khi phát hiện mầm bệnh, họ thường xử lý bằng những kinh nghiệm truyền tai nhau hoặc dựa dẫm vào kinh nghiệm của người bán thuốc trong khi những người này đa phần cịn ít kinh nghiệm hơn bản thân người nơng dân. Khi phun thuốc, người nông dân thường mang tâm lý “phun nhiều cho chắc cú”, gây hại nghiêm trọng cho cây trồng mà môi trường sống.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng trà bảo lộc (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)