CHẨN ĐOÁN VÀCAN THỊỆP ĐIỀU DƯỠNG:

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng ngọai (Trang 50 - 52)

- Mũi khâu thẩm mĩ: khâu liên tục 2 bên vết thương tạo thành 1 đường chỉ thẳng dưới da Thường dùng khâu vết mổ bướu cổ, bắt con…

2. CHẨN ĐOÁN VÀCAN THỊỆP ĐIỀU DƯỠNG:

2.1. Người bệnh nguy cơ chảy máu sau mổ khâu lỗ thủng dạ dày

- Theo dõi sát dấu chứng sinh tồn

- Phát hiện sớm dấu hiệu chảy máu sau mổ qua: sonde dạ dày, dấu chứng sinh tồn, tình

trạng bụng, dẫn lưu, huyết áp giảm, Hct giảm

- Thực hiện các y lệnh truyền máu, truyền dịch, hồi sức người bệnh

- Công tác tư tưởng cho người bệnh

- Thực hiện chuẩn bị người bệnh mổ cấp cứu lại

2.2. Người bệnh chướng bụng do liệt ruột sau mổ:

- Ống hút dạ dày: cần hút ngắt quãng tránh tắc nghẽn, theo dõi sát tính chất, số lượng,

màu sắc dịch dạ dày, rút khi có y lệnh

- Tư thế Fowler, xoay trở, vận động sớm, tập thở

- Theo dõi tình trạng bụng: chướng, đau, nghe nhu động ruột

- Chăm sóc vệ sinh răng miệng

2.3. Nguy cơ người bệnh nhiễm trùng qua ống dẫn lưu, vết mổ:

- Dẫn lưu: thường phẫu thuật viên sẽ đặt dẫn lưu dưới gan, dẫn lưu Douglas vì thế

chúng ta cần:

- Cho người bệnh thường xuyên nghiêng về phía dẫn lưu

- Theo dõi màu sắc, số lượng, tính chất cuả dịch, nếu thấy có máu tươi chảy ra nên lấy

lại dấu chứng sinh tồn và báo bác sĩ ngay

- Rút dẫn lưu tuỳ theo mục đích điều trị

- Sonde tiểu cần rút sớm khi khơng cịn dấu hiệu chống: ngừa nhiễm trùng đường

niệu

- Vết mổ: Thường không thay băng nếu vết mổ vô trùng, ngày 6-7 cắt chỉ. Nếu người

già, suy dinh dưỡng, thành bụng yếu: 10 ngày cắt chỉ

- Hiện nay nếu người bệnh được khâu lỗ thủng qua nội soi dạ dày điều dưỡng cần theo

dõi người bệnh đau họng, khàn tiếng: điều dưỡng chăm sóc răng miệng, súc miệng bằng nước muối đẳng trương

2.4. Người bệnh suy dinh dưỡng do không ăn trước mổ và sau mổ

- Dinh dưỡng: Thường trong những ngày đầu khi chưa có nhu động ruột người bệnh được nuôi dưỡng bằng dịch truyền. Tuỳ vào bệnh lý và phương thức phẫu thuật mà thực hiện việc cho ăn qua đường nào, và khi nào thì được ăn

- Trong những ngày đầu đươc ăn: người bệnh ăn thức ăn mềm loãng, dễ tiêu, từ lỏng đến đặc dần, nhai kỹ

Thông thường khi thủng dạ dày điều trị chủ yếu là khâu lỗ thủng, đây là phương pháp đơn giản, kết quả tốt nhưng không điều trị triệt để nên người bệnh kết hợp với điều trị nội khoa

- Giáo dục:

° Cách sinh hoạt: nghĩ ngơi hợp lý, tránh lo âu

° Thuốc điều trị: uống thuốc đúng thời gian, đúng giờ, đúng thuốc, đúng liều

° Tránh dùng các thuốc gây tổn thương niêm mạc dạ dày như: Aspirine, Corticoide,

° Dùng thuốc che chở niêm mạc dạ dày

° Nên tái khám đúng hẹn hay khi có triệu chứng bất thường như đau bụng, nôn ra

máu … nên đến khám ngay

° Khuyên người bệnh tránh thức ăn quá chua, quá cay, nhai kỹ khi ăn. Tránh dùng:

rượu, trà, cà phê, thuốc lá

2.6. Người bệnh có nguy cơ chảy máu, bục xì vết khâu sau mổ cắt 2/3 dạ dày:

Người bệnh mổ ở giai đoạn cấp cứu trên phẫu thuật lớn mà thời gian chuẩn bị ngắn nên:

- Điều dưỡng theo dõi sát dấu chứng sinh tồn, phịng chống chống cho người bệnh - Ống dẫn lưu dưới gan thường không được rút sớm. Thời gian rút thường là 5-6 ngày

sau mổ. Trong thời gian này điều dưỡng chú ý dịch chảy ra

- Ống hút dạ dày: hút, theo dõi sát và phát hiện sớm dấu hiệu chảy máu

- Lượng giá dấu hiệu chống do giảm thể tích: dấu chứng sinh tồn,dẫn lưu, chảy máu vết mổ, lượng nước xuất nhập, tube Levine

2.7. Suy dinh dưỡng do người bệnh cắt dạ dày:

Dinh dưỡng khuyên người bệnh không cử ăn nhưng ăn nhiều lần và ăn mổi lần 1 ít, thức ăn nhiều dinh dưỡng tránh ăn quá no phòng ngừa hội chứng Dumping

2.8. Người bệnh liệt ruột do cắt dây thần kinh X nối vị tràng, mở rộng môn vị:

- Điều dưỡng: theo dõi ống hút dạ dày kỷ hơn, nếu thấy máu tươi nên theo dõi dấu chứng sinh tồn và báo bác sỉ

- Theo dõi chướng bụng, người bệnh sẽ chậm có nhu động ruột - Cho người bệnh vận động sớm, tập thở bụng

- Thực hiện thuốc tăng nhu động ruột

- Nghe và đánh giá tình trạng nhu động ruột

2.9. Người bệnh có biến chứng trên người bệnh mổ cắt dạ dày do nằm lâu:

- Lượng giá các biến chứng phổi: nghe phổi, thở oxy, theo dõi nồng độ oxy qua oxymeter, hút đàm nhớt, tần số, kiểu thở. Khuyến khích người bệnh xoay trở, hít thở sâu

- Thăm khám ngăn ngừa nghẽn mạch và tắc mạch: vận động sớm, dùng vớ chun, kiểm tra nơi bó cột tay chân gây cản trở tuần hoàn

- Giảm đau vết mổ: Biết cách dùng tay ấn vào vết mổ khi ho, nơn ói, dinh dưỡng tốt, phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ

3. LƯỢNG GIÁ:

- Người bệnh ổn định, khơng có dấu hiệu nhiễm trùng - Người bệnh trở về với gia đình an tồn

- Người bệnh hiểu được việc thực hiện thuốc điều trị khi xuất viện - Người bệnh phòng ngừa được loét tái phát và điều trị sớm

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng ngọai (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w