- Mũi khâu thẩm mĩ: khâu liên tục 2 bên vết thương tạo thành 1 đường chỉ thẳng dưới da Thường dùng khâu vết mổ bướu cổ, bắt con…
2. CHẨN ĐOÁN VÀCAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:
2.1. Người bệnh bụng chướng sau mổ cắt túi mật nội soi:
- Sau mổ cắt túi mật nội soi: chú ý chảy máu, đau lan lên vai phải và chướng bụng do khí CO2 bơm vào ổ bụng trong khi mổ. Điều dưỡng nên cho người bệnh nằm tư thế Sim’s trái và khuyến khích thở sâu, đi lại sớm tránh cơ hồnh bị kích thích
- Theo dõi khó thở, bảo đảm thơng khí - Rút tube levin sớm giúp người bệnh dễ chịu - Hướng dẫn người bệnh hít thở sâu,
- Thực hiện thuốc giảm đau: oxycodon (codein), acetaminophen
2.2. Chăm sóc người bệnh sau thủ thuật ERCP (Endoscopic Retrogradecholangiopancreatography) cholangiopancreatography)
- Theo dõi đau bụng: đau thượng vị, bụng chướng vì có nguy cơ thủng tá tràng hay viêm tuỵ cấp
- Theo dõi dấu hiệu choáng do đau, do chảy máu
- Nếu người bệnh ổn định cho người bệnh về 3 - 6 giờ sau thủ thuật
2.3. Đau do vết mổ: xem bài chăm sóc người bệnh sau mổ
2.4. Hệ thống dẫn lưu Kehr không đạt hiệu quả, gây loét da và đặt lâu ngày:
- Người bệnh mổ sỏi đường mật: thường phẫu thuật viên sau khi mổ sỏi đường mật thường đặt Kerh để: ° Giải áp đường mật ° Điều trị ° Theo dõi ° Làm nòng ° Tán sỏi
- Quan sát chân dẫn lưu có thấm dịch mật khơng? Nếu có nên thay băng ngay và nếu cần thì đặt máy hút qua chân dẫn lưu, đồng thời ngừa rơm lở da tích cực cho người bệnh
- Theo dõi hệ thống dẫn lưu có hoạt động
° Theo dõi số lượng dịch mật:
· Thường khi người bệnh chưa có nhu động ruột trong 3 ngày đầu sau mổ thì dịch mật qua Kehr hơi nhiều khoảng 300- 600 ml / ngày
· Khi có nhu động ruột (dịch mật đã có thể xuống ruột)thì lượng mật ra dẫn lưu sẽ giảm xuống mỗi ngày 200 ml /ngày
· Điều dưỡng ghi chú số lượng, màu sắc, tính chất dịch mật mỗi ngày
· Trường hợp Kehr khơng ra mật hay q ít.Điều dưỡng cần đánh giá: Do người bệnh thiếu nước, sỏi kẹt, gập ống, sỏi bùn, cục máu đơng
° Theo dõi tính chất mật:
· Chú ý khơng được giơ cao bình hứng dịch khi quan sát, tránh dịch từ ngồi chảy vào trong
· Bình thường mật vàng trong óng ánh
· Nếu mật lợn cợn có máu cục: theo dõi chảy máu · Nếu mật màu trắng đục: theo dõi có mũ
· Nếu mật nâu lợn cợn: theo dõi còn sỏi
° Bơm rửa
· Nguyên nhân do còn sỏi hay mủ
· Điều dưỡng bơm với nước muối sinh lý ấm, áp lực nhẹ · Bơm rửa 5-7 ngày liên tiếp dịch mật sẽ trong
° Rút Kehr: * Điều kiện:
· Thời gian 7- 8 ngày sau mổ
· Người bệnh hết đau, hết sốt, ăn uống tốt · Nước mật giảm,vàng trong
· Siêu âm hết sỏi
· XQ có thuốc cản quang qua Kehr kiểm tra: đường mật thông ·
* Chuẩn bị rút:
· Khi chụp XQ xong nên cho Kehr chảy hết thuốc cản quang ra ngoài trước khi rút
· Trong trường hợp người bệnh vẫn cịn sỏi thì dẫn lưu Kehr được lưu lại và người bệnh sẽ chờ thời gian sau se tán sỏi qua Kehr. Điều dưỡng sẽ giáo dục người bệnh cách chăm sóc khi về nhà và tái khám định kỳ
2.5. Dẫn lưu dưới gan và dẫn lưu túi mật có tích cách phịng ngừa, chăm sóc như
trong bài dẫn lưu
2.6. Người bệnh da niêm vàng, ngứa do bilirubine ngấm qua da:
- Cho người bệnh uống nhiều nước
- Vệ sinh da sạch, tránh trầy da do gãi ngứa, cắt ngắn móng tay - Thực hiện thuốc kháng dị ứng Theo dõi xét nghiệm Bilirubine
2.7. Dinh dưỡng bệnh lý làm người bệnh ăn kém ngon
- Người bệnh nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Người bệnh hạn chế thức ăn béo, nhiều dầu mở trong thời gian đầu, - Cho người bệnh uống nhiều nước,
- Theo dõi các dấu hiệu khó tiêu, nặng bụng - Vệ sinh trong ăn uống, uống thuốc kháng giun
2.8. Vận động sau mổ hạn chế: xem bài chăm sóc người bệnh sau mổ phần vận động
sau mổ
2.9. Hạn chế kiến thức
- Nếu người bệnh có cắt túi mật: cho người bệnh trong thời gian đầu hạn chế thức ăn mở dầu, trứng, sửa, chất béo.Khoảng 2-3 tháng sau cho người bệnh tập ăn dần lại bình thường. Hạn chế thức ăn nhiều cholesteron
- Nếu người bệnh mổ sỏi đường mật: nên cho người bệnh uống nhiều nước, ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, tránh thức ăn nhiều dầu mở, vệ sinh cá nhân trong ăn uống. Sổ giun định kỳ mỗi 3-6 tháng / lần, kiểm tra siêu âm đường mật định kỳ - Giáo dục người bệnh xuất viện còn ống dẫn lưu Kehr: cách chăm sóc, sinh hoạt, tái
khám
2.10. Nguy cơ xảy ra một số biến chứng sau mổ
- Chảy máu sau mổ - Chống nhiễm trùng - Dị mật, mật tràn ra thành bung - Viêm phúc mạc mật - Viêm tụy cấp - Sót sỏi - Tổn thương ống mật chủ - Suy gan suy thận