- Giảm đau: Cho người bệnh những bài tập ngủ sâu, thư giản, thuốc giảm đau
3. CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:
3.1. Cải thiện và duy trì tình trạng sức khỏe:
Thông báo nguy cơ thông thường, tham vấn, giáo dục cách an toàn trong sinh hoạt, trong di chuyển, mang dây an toàn trong xe hơi, đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe đạp, không uống rượu khi lái xe
3.2. Khi cấp cứu người bệnh:
Việc sơ cứu rất quan trọng với tính mệnh người bệnh cũng như những di chứng về sau: cần biết cách sơ cứu an tồn cho đến khi được chẩn đốn và kéo sọ. Gồm:
- Đặt người bệnh nằm ngữa, đầu bằng (không gối) trên ván cứng hay băng ca
- Dằn túi cát 2 bên cổ sao cho đầu và cổ không xê dịch khi di chuyển
- Cột đầu, ngực, vai, mào chậu, đùi, cẳng chân người bệnh vào ván cứng hay băng -
- Chuyển người bệnh đến chuyên khoa là tốt nhất
3.3. Bất động xương gãy:
Tốt nhất nên bất động cổ giúp bảo vệ thần kinh. Có thể dùng túi cát bất động cổ để tránh xoay cổ. Cho người bệnh tư thể thẳng trục khi di chuyển người bệnh đến chuyên khoa.
3.4. Kéo tạ do chấn thương cột sống cổ:
- Trong chấn thương cổ người bệnh được kéo Crutchfield hay Vinke hay 1 loại kéo tạ
khác. Hệ thống kéo gồm sợi dây thừng kéo căng từ giữa trung tâm của kẹp qua 1 ròng rọc và cuối cùng là quả ta. Hệ thống kéo này kéo liên tục. Bất lợi của kẹp sọ là phải thay đổi vị trí. Nếu có thì cố gắng giử độ căng của cổ và nên kêu gọi người tập trung giúp đỡ. Bao cát cần dùng trong thời gian này để cố định cổ trong thời gian đặt lại. Trọng lượng tạ kéo =1/10-1/7 trọng lượng cơ thể. Mức độ bệnh càng nhẹ, sức nặng của kéo càng nặng. Sau 2-7 ngày kéo nặng thì giảm và duy trì ở 1-2,5 kg đối với người lớn. Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương và can thiệp điều trị, hệ thống kéo có thể bỏ ra sau 2-4 tuần sau chấn thương. Sau khi lấy hệ thống tạ ra thì cần cố định cổ người bệnh bằng nẹp cổ cho phép người bệnh cử động nhiều hơn và ngồi được trên xe lăn
- Chăm sóc da chu đáo trong thời gian kéo tạ là cần thiết vì giảm cảm giác, tuần hồn
kém, bất động và tăng tiết mồ hôi làm da rất dễ bị tổn thương
- Nhiễm trùng chân đinh do kéo tạ: Chăm sóc 2 lần mỗi ngày với nước muối sinh lý
và bao chân đinh bằng dầu kháng sinh như hàng rào bảo vệ sự xâm nhập của vi khuẩn.
3.5. Mất chức năng hô hấp:
Trong 48 giờ đầu sau chấn thương, phù nề gia tăng quá mức, mất chức năng hô hấp và suy hô hấp xuất hiện Không thực hiện thuốc giảm đau bằng morphine. Nếu người bệnh khó thở dử dội hay khí máu động mạch giảm thì người bệnh được đặt nội khi quản hay mở khí quản và thở máy. Nếu người bệnh ngưng thở thì nên cho thở máy ngay. Nguy cơ viêm phổi và xẹp phổi rất cao do người bệnh bị liệt cơ liên sườn vì thế người bệnh thở bụng do đó người bệnh khơng tiết được đàm nhớt ứ đọng và khả năng ho giảm. Người bệnh cũng có thể nghet mũi và co thắt phế quản.
- Điều dưỡng ln thẫm định tiếng thở, khí máu động mạch, thể tích thở, màu da,
kiểu thở, khả năng thở, số lượng, màu của đàm. PaO2 >60mmHg, PaCO2 < 45mmHg
- Người điều dưỡng cần theo dõi nồng độ oxy qua monitor, duy trì oxy cho người
bệnh đầy đủ.
- Vật lý trị liệu lồng ngực: giúp người bệnh ho để tống đàm nhớt. Điều dưỡng để nắm
tay hay gót bàn tay giữa rốn và ức và dùng sức ấn tới giúp người bệnh ho.
- Hút đàm, đo dung tích phổi
3.6. Tuần hồn khơng ổn định:
Do mất sự đáp ứng dây X, nhịp tim chậm thường <60 lần / phút. Bất kỳ 1 sự kích thích nào như hút đàm, xoay trở thì người bệnh thì có nguy cơ ngưng tim. Mất hệ giao cảm nên mạch máu ngoại biên kém hậu quả người bệnh rất dễ bị hạ huyết áp tư thế. Mất trương lực cơ nên việc giúp máu hồi lưu không hiệu quảmáu chảy chậm
- Theo dõi dấu chứng sinh tồn thường xuyên. Nếu mạch chậm thì nên dùng Atropin
theo y lệnh. Huyết áp giảm thì nên dùng thuốc vận mạch như Dopamine và dịch thay thế
- Dùng vớ thun giản giúp máu hồi lưu tốt tránh thuyên tắc mạch. Vớ này được thay mỗi 8 giờ đễ được chăm sóc da. Dùng những túi khí giúp tăng tuần hồn máu khi chêm lót
- Theo dõi Hct, Hemoglobin, để đánh giá tình trạng mất máu và phịng ngừa chống
giảm thể tích.
3.7. Dịch và duy trì dinh dưỡng:
- Trong suốt 48 - 72 giờ sau chấn thương. do tình trạng liệt ruột nên đặt dẫn lưu dạ
dày giải áp, người bệnh chưa ăn uống qua miệng được nên người bệnh cần được theo dõi dịch và điện giải. Cung cấp dịch cơ bản theo yêu cầu. Nếu người bệnh có nhu động ruột hay có đánh hơi thì cho người bệnh ăn. Người bệnh cần rất nhiều chất dinh dưỡng, protein cao để cung cấp năng lượng và cải tạo tế bào. Nếu người bệnh chấn thương cột sống cổ thì nên nhận định tình trạng nuốt của người bệnh trươc khi cho ăn bằng miệng. Nếu người bệnh khơng hồi phục thì nên cung cấp dinh dưỡng hổ trợ
- Nên cung cấp thức ăn nhiều chất xơ giúp người bệnh đi tiêu. Người bệnh có thể
chán ăn do tâm lý, do thức ăn khơng hợp khẩu vị. Nên kiểm sốt dinh dưỡng người bệnh, cân mỗi ngày và ghi vào hồ sơ để theo dõi
3.8. Bàng quang và ruột:
Bàng quang không giữ nước tiểu do mất phản xạ, mất tự chủ bàng quang và cơ vòng. Do người bệnh mất cảm giác nên bàng quang ứ đọng nước tiểu và có nguy cơ viêm thận, suy thận. Bàng quang căng quá mức có thể vỡ.
- Người bệnh thường đặt sonde tiểu sau khi chấn thương: Chăm sóc hệ thống vơ
trùng hồn tồn, nên duy trì lượng dịch 1800-2000ml/ ngày giúp thuận tiện tập bàng quang, tránh tạo sỏi, tránh nhiễm trùng. Theo dõi sát lượng nước tiểu
- Nên kiểm sốt tình trạng nhiễm trùng, cấy nước tiểu, xét nghiệm pH nước tiểu, theo
dõi chất lượng, màu sắc nước tiểu.
3.9. Bón trên người bệnh chấn thương cột sống:
- Là vấn đề ở người bệnh vì phản xạ tư chủ và khơng tự chủ giảm hoặc mất nên việc
thải phân kém.
- Dùng thuốc nhét hậu môn, thuốc nhuận trường, nhưng hạn chế thụt tháo vì sẽ ảnh
hưởng đến sự phục hồi liệt cơ vịng hậu mơn.
3.10.Kiểm sốt nhịêt độ: vì khơng co mạch, giảm nhiệt do mồ hôi vùng dưới tổn thương.
Điều dưỡng theo dõi nhiệt độ phịng và duy trì nhiệt độ hợp lý. Giúp người bệnh duy trì nhiệt độ cơ thể thích hợp.
3.11. Loét, chảy máu dạ dày do stress:
Là vấn đề đối với người bệnh chấn thương tủy sống vì: đáp ứng của sinh lý cơ thể với chấn thương quá nặng, stress tâm lý, dùng corticoid liều cao trong điều trị phù tuỷ
nguy cơ xuất huyết tiêu hoá. Đỉnh cao nguy hiểm từ 6-14 ngày sau chấn thương.
- Theo dõi máu trong phân, trong dạ dày qua tube levine mỗi ngày
- Theo dõi Hct
- Khi thực hiện thuốc corticoid cần bổ sung thêm thuốc tráng dạ dày. Dùng thuốc
kháng H2 để giảm tiết HCl của dạ dày. Sự chảy máu tiêu hoá cũng ảnh hưởng đến viêm phổi hít
Điều dưỡng cần bù lại sự thiếu vắng cảm giác mất cảm giác. Giao tiếp, nhạc, mùi thơm nồng, mùi vị ưa thích, cho người bệnh đọc, xem tivi. Tránh cho người bệnh tự thu mình
3.13.Phản xạ mất do sau chấn thương:
- Choáng do chấn thương tuỷ sống thì được giải quyết, phục hồi phản xạ cũng cần
được thực hiện. Do mất kiểm soát của chức năng thần kinh cao nên có các phản xạ khơng thích hợp, và quá mức. Co thắt, cương cứng khi kích thích, bối rối, mất thoải mái.
- Người bệnh được cung cấp thông tin rõ ràng về huấn luyện các phản xạ, ruột, bàng
quang, tình dục. Dùng phương pháp tắm ấm, tắm nước xoáy điều trị, thuốc trị co thắt, thuốc giản cơ.
3.14.Mất phản xạ tự động:
- Là tim mạch mất bù trừ ngay tức thì do phản xạ các nhánh hệ thần kinh tự động do
đó bàng quang căng, bị kích thích. Co thắt bàng quang, trực tràng, kích thích của da, hay kích thích của đáp ứng đau từ receptor có lẽ do mất phản xạ tự động.
- Biểu hiện: Huyết áp tối đa giảm, nhìn mờ, đau đầu tốt mồ hôi trên mức của tổn
thương, thở nhanh (30-40lần /phút), da lông dựng đứng, mũi sung huyết, nơn ói
- Can thiệp: điều dưỡng nâng đầu người bệnh lên 450
- Nhận định để xác định nguyên nhân: Nguyên nhân phổ biến là bàng quang kích
thích: xử trí đặt ngay sonde tiểu lấy nước tiểu giúp giảm căng bàng quang. Đặt nhẹ nhàng, chậm, nên thoa dầu có thuốc tê vào sonde tiểu khi đặt để giảm cảm giác kích thích niệu đạo vì có thể làm tăng triệu chứng. Sau đó theo dõi dấu chứng sinh tồn cho đến khi ổn định.
3.15.Giáo dục người bệnh khi về nhà:
- Người điều trị và chuyên gia tâm lý nên kết hợp chăm sóc người bệnh.
- Có những triệu chứng sẽ trở thành mãn tính và kéo dài suốt đời với người bệnh. Tập
trung trong việc hồi phục người bệnh: xe lăn, điện, dụng cụ cơ học. Tập thở giúp người bệnh không lệ thuộc máy thở, phục hồi thần kinh thì phải hồn tất ít nhất sau 1 năm chấn thương.
- Bàng quang thần kinh: Liệt vĩnh viễn nên hướng dẫn người bệnh cách đặt thông
tiểu tại nhà, đánh giá bàng quang, thuốc, dinh dưỡng hạn chế calci (1g/ngày), nước (1800-2000ml/ngày) ngăn cản tạo sỏi, đặt sonde tập tiểu.
- Đại tiện: do mất phản xạ tự động nên người bệnh dễ bị bón nên cho người bệnh ăn
thức ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước.
- Sinh dục: nên mời chuyên khoa tâm lý tình dục giúp người bệnh
- Vận động, đi lại: vật lý trị liệu kết hợp cùng người bệnh và gia đình kiên trì tập
luyện.
- Trả người bệnh về xã hội: giáo dục hướng nghiệp
Tóm lại chấn thương cột sống thường để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến cuộc
sống của chính người bệnh mà cịn là vấn đề quan tâm của gia đình và xã hội. Địi hỏi sự kiên trì tập luyện mới có kết quả.