CHĂM SÓC DẪN LƯU MÀNG PHỔ

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng ngọai (Trang 102 - 103)

- Chuẩn bị dụng cụ cấp cứu hô hấp.

7. CHĂM SÓC DẪN LƯU MÀNG PHỔ

- Giữ ống thẳng và không căng, không cho người bệnh nằm đè lên. - Ln giữ điểm nối kín giữa dẫn lưu - dây câu - bình chứa

- Giữ mực nước trong bình kín và ống dài ln ngập trong nước 2-3cm vì nước có thể bị bốc hơi.

- Đặt 1 miếng băng bên ngoài chai dẫn lưu và ghi chú: mức dịch đổ vào, ngày giờ thay bình, tên điều dưỡng thực hiện.

- Bất kỳ sự thay đổi nào về tính chất, chất lượng, số lượng nên ghi và báo cáo rỏ số lượng dịch ra trong 30’ trong 2 giờ đầu sau khi đặt dẫn lưu màng phổi,mỗi giờ trong 24 giờ sau, mỗi 2 giờ sau đó và mỗi 8 giờ khi ổn định.

- Quan sát bọt khí trong bình và mực nước lên xuống trong ống thuỷ tinh hay dẫn lưu màng phổi. Nếu không thấy mực nước lên xuống ở ống thuỷ tinh thì:

º Quan sát nếu người bệnh khó thở tím tái thì hệ thống bị tắc º Nếu người bệnh vẩn thở tốt thì phổi dãn nở tốt

º Thực hiện kiểm tra XQ phổi

- Kiểm tra sự sủi bọt trong bình kín. Bình thường nước sẽ dao động lên xuống trong ống theo nhịp thở của người bệnh. Đôi khi sự sủi bọt ngắt quảng xảy ra trong trường hợp dẫn lưu khí. Nhưng khi sự sủi bọt tiếp tục và khơng dứt thì điều dưỡng xác định lại xem bình cịn kín khơng, đồng thời nên kẹp ống lại cho đến khi ngừng sủi bọt. Sau đó tìm điểm rị khí để băng lại và băng các điểm nối, hay có thể nên thay hệ thống mới ngăn ngừa rị khí

- Nên có monitor theo dõi dấu hiệu sống người bệnh thường xuyên trong trường hợp nặng, nghe phổi, quan sát lồng ngực người bệnh để phát hiện bất kỳ bất thường sự di động lồng ngực

- Khơng bao giờ nâng cao hệ thống bình nước ngang ngực người bệnh, để chai hứng ở nơi an tồn: bảo đảm chai hứng khơng bể, khơng lật đổ và nước trong chai không cạn nước. Nếu chai lật nhào hay đổ nước thì kẹp ống ngay lại và thay chai khác ngay - Khuyến khích người bệnh ho, hít thở sâu giúp giãn nở lồng ngực đễ phổi giãn nỡ

hoàn toàn tránh nguy cơ xẹp phổi. Tập thở 5-6 lần / 2 giờ

- Cho người bệnh nằm tư thế semi Fowler, nếu khơng có chống chỉ định nên xoay trở người bệnh mỗi 2 giờ nghiêng về dẫn lưu, tập dang tay mỗi ngày 3 lần

- Khi di chuyển hay thay hệ thống nên kep ống lại. Ln ln có 2 kềm to để trên giường người bệnh

- Khi bị tuột ống: dùng tay hay gạc vaselin kẹp kín mí da lại ngay tránh khí tràn vào khoang màng phổi

- Nếu có máy hút thì gắn vào ống ngắn. Người lớn hút áp lực -20 đến -25 cm H2O, trẻ

em hút áp lực -10đến -15cm H2O

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng ngọai (Trang 102 - 103)