Choáng Suy hô hấp

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng ngọai (Trang 91 - 95)

- Suy hơ hấp - Dầy dính màng phổi - Viêm phổi - Nhiễm trùng vết mổ - Suy tim - Tràn dịch màng phổi, màng tim thứ phát

CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH

CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG NGỰC

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được sự phân loại chấn thương và vết thương ngực

2. Trình bày được các thương tổn của chấn thương ngực, vết thương ngực

3. Thực hiện được qui trình chăm sóc người bệnh tràn khí và tràn máu màng phổi

1. PHÂN LOẠI:

- Chấn thương kín: do va chạm với một vật thể cùn (như bánh lái xe hơi) gây nên.

Chấn thương biểu hiện bên ngồi rất ít, nhưng có thể ảnh hưởng trầm trọng đến các cơ quan bên trong, như vỡ lách, vỡ gan..

- Chấn động dội (contrecoup trauma: là loại chấn thương kín đặc biệt, trong đó tạng bị

tổn thương khơng những ở phía va chạm với ngoại vật mà cịn ở phía đối diện. Do lực va chạm mạnh, tạng bị lắc lui và tới ở trong khung bằng xương bao bọc chung quanh, nếu lực chấn thương quá mạnh có thể xé rách chỗ bám của tạng và các mạch máu lớn

- Vết thương sắc: do 1 vật đâm hay xuyên qua các mô vào cơ thể qua da

2. CÁC TỔN THƯƠNG2.1. Tràn khí màng phổi: 2.1. Tràn khí màng phổi:

- Là sự hiện diện của khơng khí ở giữa lá thành và lá tạng trong khoang màng

phổi.Tràn khí màng phổi có thể liên quan đến tràn máu màng phổi,có thể do chấn thương từ 1 vật cùn vào thành ngực

- Có 2 loại:

 Tràn khí màng phổi kín: khơng liên quan đến vết thương ngực, có những tiếng bọt

khí trong khoang màng phổi. Thường do: º Thương tổn phổi do thở máy

º Thương tổn phổi do đặt catheter dưới đòn º Dò thực quản

º Tổn thương phổi do gãy sườn

º Người bệnh khí phổi thủng, lao, viêm phổi, ung thư phổi º Sau phẫu thuật mổ ngực

º Ở người bệnh khoẻ mạnh khỗng 20-40 tuổi, có hút thuốc lá.Xảy ra sau khi ho, sau khi làm việc quá sức

 Tràn khí màng phổi hở: khi khơng khí đi vào khoang màng phổi xuyên qua chổ

hở ở thành ngực do: º Bị dao đâm,

º Bị bắn hay mở ngực, dẫn lưu thành ngực

º Lỗ hở ở thành ngực được băng bằng 1 miếng compress cũng cho phép khí tràn vào và làm căng lồng ngực  khơng nên di chuyển cho đến khi có thầy thuốc đến

2.2. Tràn máu màng phổi:

- Là sự tích tụ của máu ở giửa lá thành và lá tạng trong khoang màng phổi Trong

- Nguyên nhân: chấn thương ngực, ung thư phổi, biến chứng của phương phápchống đơng, nghẻn phổi,rách phổi do dính,mổ ngực, chống đơng, nghẻn phổi,rách phổi do dính,mổ ngực,

 Triệu chứng lâm sàng của tràn khí và tràn dịch màng phổi:

º Người bệnh thở nhanh, nơng, tím tái, thiếu oxy.Đau ngực, ho khơng có máu º Không nghe âm thổi ở vùng bị tổn thương, nhịp tim nghe giảm

º XQ: thấy tràn khí, tràn máu

 Điều trị:

º Nếu khí hay dịch trong khoang màng phổi ít thì tự màng phổi sẽ hấp thu, khơng điều trị

º Nếu dịch trong khoang màng phổi lượng trung bình thì dùng kim ponction rút dịch

º Phương pháp điều trị tốt nhất là dẫn lưu màng phổi nếu lượng nhiều º Tràn khí tự phát thường có chỉ định giải phẫu

2.3. Gãy sườn: là hình thức phổ biến cuả chấn thương ngực. Xương sườn thứ 4-9 là

hay bị nhất do nó ít được bảo vệ qua cơ ngực. Nếu gãy vụn hay di động thì rất nguy hiểm cho phổi và màng phổi

 Triệu chứng lâm sàng: Đau nơi chổ gãy, thở nông để giảm đau, và chính vì thế

người bệnh dễ bị xẹp phổi

 Điều trị: Mục đích của điều trị là giảm đau giúp gia tăng nhịp thở và màng phổi

giãn nở tốt

º Gây tê thần kinh liên sườn tại chổ trên và dưới 2 xương sườn thường được xử dụng.

º Thuốc tác dụng giảm đau trong vài giờ tới vài ngày.

º Băng ngực cố định thì khơng là phương pháp phổ biến. Hầu như đây là phương pháp điều trị cần tránh vì nó hạn chế sự giãn nở phổi và tiên lượng sẽ bị xẹp phổi.Người bệnh cần được nghỉ ngơi, tránh gắng sức

º Hướng dẫn người bệnh cách thở

º Thuốc ngủ cũng được xử dụng nhưng phải thận trọng vì nó có thể làm ức chế hô hấp

2.4. Đụng giập sườn: hậu quả làm gãy nhiều xương sườn và thành ngực không vững

sẽ không duy trì sự thở và thơng khí  sẽ rơi vào hơ hấp ngược chiều. Khi thở

vào thì lồng ngực bị kẹt, khi thở ra thì lồng ngực căng phồng. Hơ hấp đão ngược sẽ gây cản trở thơng khí của phổi ở vùng tổn thương.Vì thế gây thiếu oxy. Khó khăn lớn nhất là đường dưới ngực sẽ bị tổn thương. Kết hợp với đau và tổn thương ở ngực làm mất đi sự nâng thành ngực và góp phần làm thay đổi kiểu thở

 Triệu chứng lâm sàng:

º Thường người bệnh bị giập ngực tỉnh thì thăm khám bằng cách quan sát: người bệnh thở nhanh, nơng, tím tái, tim đập nhanh.

º Người bệnh mê do gãy nhiều xương sườn: giảm oxy, thành ngực di động bất đối xứng và không theo nhịp thở, sờ sự di động lồng ngực, tiếng nổ lép bép xương sườn,

º Kiểm tra XQ để chẩn đoán xác định

 Xử trí tại cho:

º Cho người bệnh nằm nghiêng về phiá mảng sườn di động. Đặt 1 túi đựng gòn dày, chắc vào ổ gãy. Nếu có dị vật thì khơng nên lấy dị vật ra

º Chăm sóc: theo dõi sát dấu chứng sinh tồn, phịng chống chống, trấn an người bệnh, chuyển viện ưu tiên,giúp người bệnh giảm đau bằng thuốc và giúp người bệnh hít thở nhẹ nhàng

 Phương pháp điều trị tại bệnh viện:

º Thơng khí, Thở oxy ẩm

º Giúp giãn nở ngực và đảm bảo đủ oxy: Thở áp suất dương (PEEP: Possitive end-expiratory pressure)

º Cố định thành ngực cơ bản: Có thể phục hồi hình thể, làm lồng ngực vững chắc, phục hồi sinh lý của xương sườn bằng cách:

· Giải phẫu: kết hợp xương bằng kim loại

· Kéo liên tục mảng sườn

· Đặt dẫn lưu màng phổi: giúp lấy dịch và khí ra khỏi khoang màng phổi là

giúp phổi giãn nở tốt và thống khí tốt

3. BỆNH HỌC: Sinh lý bệnh

Bình thường khoang màng phổi có áp suất âm từ 10-12mmHg, nhờ đó mà phổi nở ra trong khi hô hấp. Nếu khoang màng phổi bị rách do một vết thương từ ngoài thành ngực (như dao hoặc vật nhọn đâm) hay do nguyên nhân từ bên trong (như xương sườn gãy hoặc vỡ nang khí của phổi), khí tràn vào khoang màng phổi làm giảm áp suất âm này. Tùy vào lượng khí tràn vào ban đầu sau đó có tiếp tục vào nữa hay khơng (như trong tràn khí màng phổi có áp lực), phổi sẽ khơng thể dãn hết mức như trước được. Do áp lực khoang màng phổi tăng và phổi bị xẹp, trung thất sẽ di lệch về phía phổi lành. Sự di lệch này làm tăng áp lực lên các mạch máu lớn dẫn máu về tim do đó sẽ làm giảm máu trở về tim. Nếu tràn khí màng phổi khơng được chữa trị, dần dần cung lượng tim sẽ bị giảm đưa đến suy tuần hoàn toàn thân.

4. CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG NGỰC:

- Duy trì thơng khí,Thở oxy ẩm áp suất cao

- Thiết lập 2 đường truyền lớn

- Cởi bỏ quần áo và thăm khám vùng ngực tổn thương

- Theo dõi dấu chứng sinh tồn, tri giác, độ bảo hoà oxy, nước tiểu xuất

- Lượng giá mức độ căng của màng phổi,nếu quá căng thì phụ giúp BS chọc dị dẫn

lưu

- Băng vết thương với băng khơng cho khơng khí đi qua,

- Khơng lấy dị vật, cố định nó với băng chèn chặt

- Khám xét lại có tổn thương khác như chảy máu và điều trị thích hợp

- Đặt người bệnh ở tư thế semi Fowler hay nằm nghiêng về phía tổn thương

QUI TRÌNH CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNHTRÀN DỊCH VÀ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TRÀN DỊCH VÀ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI 1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH:

- Đánh giá tình trạng suy hơ hấp,dấu hiệu thiếu oxy, đàm, tính chất cơn ho

- Nghe phổi: Âm sắc giảm,

- Nhìn: Tình trạng di động của thành ngực giảm

- Sờ: dấu hiệu tràn khí dưới da

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng ngọai (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w