- Mũi khâu thẩm mĩ: khâu liên tục 2 bên vết thương tạo thành 1 đường chỉ thẳng dưới da Thường dùng khâu vết mổ bướu cổ, bắt con…
2. CHẨN ĐOÁN VÀCAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG: 1 Người bệnh choáng do viêm tuỵ cấp:
2.1. Người bệnh choáng do viêm tuỵ cấp:
- Theo dõi sát dấu chứng sinh tồn, lượng giá tình trạng người bệnh, khí máu động mạch, chỉ số đo áp lực tĩnh mạch trung ương
- Thực hiện kháng sinh chống nhiễm trùng
- Thực hiện bồi trả nước điện giải cho người bệnh, theo dõi lượng nước xuất nhập, - Theo dõi lượng nước tiểu mỗi giờ, xét nghiệm chức năng thận,
- Thực hiện thuốc giảm đau, giảm tiết dịch
2.2. Giảm thể tích dịch do viêm tụy:
- Nhận định tình trạng: suy tim, dấu hiệu chống tuần hòan, rối loạn nước và điện giải, nước xuất nhập, CVP, cân nặng, dấu chứng sinh tồn và áp lực máu mỗi 4 giờ hay thường xuyên tuỳ theo y lệnh
- Theo dõi xét nghiệm Hct, hemoglobin. Xét nghiệm máu và chú ý xét nghiệm Amylase máu và nước tiểu:(bình thường 60-180 đv somogyi/100ml), Ion đồ, BUN, creatinin
- Thực hiện cung cấp dịch thay thế
2.3. Kiểu thở không hiệu quả do đau:
- Nhận định và đánh giá:
° Khả năng thở: hít thở sâu, ho, đàm...
° Người bệnh đau tăng khi nằm ngữa
- Theo dõi: khí máu động mạch, tình trạng bụng đau, chướng - Can thiệp
° Hổ trợ hô hấp: thở oxy
° Tư thế: Giúp người bệnh tư thế nghỉ ngơi, giảm đau tư thế Fowler
- Điều trị nội:
Hạn chế tạm thời họat động men tuỵ:
° Thực hiện thuốc: Antacid, Kháng H2
° Đặt sonde dạ dày: hút liên tục, không cho ăn uống
° Thực hiện thuốcAtropin, hay Octreotide (Sandostatin) làm giảm tiết dịch
Giảm đau cho người bệnh:
° Tiêm thuốc giảm đau theo y lệnh
° Thường dùng Atropin (không cho Morphin)
° Thực hiện thuốc kháng viêm steroide (soludecaron)
Chống nhiễm trùng: thực hiện kháng sinh theo y lệnh