- Giảm đau: Cho người bệnh những bài tập ngủ sâu, thư giản, thuốc giảm đau
6. TÁC ĐỘNG CỦA GÃY XƯƠN GỞ TOÀN THÂN Và TẠI CHỔ
- Choáng chấn thương sau gãy xương: Hai yếu tố gây choáng trong gãy xương là
chảy mất máu và đau. Để tiên lượng 1 nạn nhân có nguy cơ chống sẽ dựa vào mức độ trầm trọng của xương gãy như gãy xương lớn, gãy nhiều xương, tổn thương nhiều mô mềm, đa chấn thương và các dấu hiệu trước choáng như mạch nhanh, chỉ số choáng là giữa mạch trên huyết áp tâm thu > 1 (bình thường là 0,5), dấu hiệu móng tay hồng trở lại muộn trên 2 giây sau khi bấm
Mạch > 1 Huyết áp tâm thu
- Chảy máu: gây mất máu dẫn đến tình trạng chống do mất máu nhất là gãy xương
đùi, xương chậu. Chảy máu gây ra máu tụ dẫn đến chèn ép khoang. Gãy xương có đứt mạch máu kèm theo dập tủy cũng gây nguy cơ tắc mạch máu do mở
- Đau đớn: đôi khi đau đớn cũng làm người bệnh rơi vào tình trạng chống. Để giảm
đau sau gãy xương điều cần thiết phải làm là bất động tốt xương gãy và tránh xử trí thơ bạo xương gãy. Cơng tác tư tưởng nạn nhân an tâm
- Tắc mạch máu do mỡ: Gãy xương có dập nát tuỷ có nguy cơ cao khả năng mở
trong tuỷ xương tràn vào trong mạch máu gây tắc mạch mạch máu do mở là nguyên nhân gây tử vong
- Chèn ép khoang cấp tính: nếu máu tụ vùng xương gãy lớn sẽ gây cản trở máu gây
hội chứng chèn ép khoang.
- Rối loạn dinh dưỡng: chảy máu sau gãy xương gây ra khối máu tụ trung bình cũng
góp phần gây hội chứng rối loạn dinh dưỡng
- Co rút các cơ tại vùng gãy: các cơ xung quanh vùng xương gãy tổn thương, phù nề
khác xương gãy có di lệch làm xương ngắn đi và cơ chùng lại và sau đó tự ngắn đi. Bất kỳ 1 kích thích nào cũng như đau, xương chưa bất động cũng làm cơ co lại - Chèn ép thần kinh ngoại biên: tổn thương trực tiếp thần kinh bị rách hay đứt. Nếu
do chèn ép cục bộ cũng gây rối loạn về thần kinh
- Nhiễm trùng: Bất kỳ gãy xương nào có tổn thương da, gãy xương hở là nguy cơ
nhiễm trùng rất cao
7. ĐIỀU TRỊ
- Mục đích: Làm liền xương gãy theo đúng hình dạng ban đầu và phục hồi tốt chức
năng vận động
- Nguyên tắc: Nắn các di lệch, bất động tốt và liên tục đủ thời gian, tập vận động chủ
động sớm - Phương pháp:
º Điều trị bảo tồn kinh điển: bó bột
º Bảo tồn cải tiến: sự bất động có tính tương đối (ví dụ: đặt nẹp, mang đai vải…) º Cố định ngoài
º Phẫu thuật: mổ kết hợp xương, đóng đinh nội tủy, bắt nẹp, cắt lọc trong gãy xương hở
º Kéo tạ: chỉ là giai đoạn đầu áp dụng cho 1 số gãy xương không vững trước khi bó bột hay khi mổ kết hợp xương
Cấp cứu nạn nhân gãy xương chi:
Những điều cần làm:
- Yêu cầu đám đông tách ra
- Xem xét nạn nhân tìm theo thứ tự cấp cứu: nghẹt thở, chảy máu mạch máu lớn, gãy xương, vết thương
Chống choáng:
- Nhận định đường thở, kiểu thở, tuần hoàn, dấu hiệu chảy máu - Điều trị bất kỳ tổn thương nào liên quan đến tính mạng nạn nhân - Băng ép nơi chảy máu bằng băng vô khuẩn
- Trấn an, cho nạn nhân uống nước ấm, ủ ấm, nghỉ ngơi
- Không di chuyển nạn nhân khi chưa giảm đau và chưa bất động chi gãy
Bất động xương gãy:
- Bất động chi gãy trên và dưới 2 khớp. - Kiểm tra mạch trước và sau khi nẹp chi
- Không cố gắng kéo thẳng chi gãy, hay nơi trật khớp - Không sờ nắn vào nơi xương nhô ra
- Dội rửa sạch xương hở bằng nước vơ khuẩn, băng kín giữ ẩm và sạch - Nâng đỡ chi cao lên
- Đặt túi nước đá nơi vùng tổn thương
QUI TRÌNH CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG1. NHẬN ĐỊNH ĐIỀU DƯỠNG 1. NHẬN ĐỊNH ĐIỀU DƯỠNG
Nơi gãy và mô chung quanh:
- Màu da thay đổi, phù, nhiều hay ít, bầm máu, chảy máu, tụ máu - Biến dạng chi tổn thương. Tiếng lạo xạo của xương gãy
- Đau: đánh giá mức độ đau,
Tồn thân: Tím tái, lơ mơ, khó thở, chống, thay đổi huyết áp, đổ mồ hơi, sợ và lo âu, bệnh lý kèm theo, chấn thương kèm theo
2. CHẨN ĐOÁN Và CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:
2.1. Suy giảm chức năng vận động liên quan đến xương gãy và chấn thương mômềm mềm
- Nhận định chung quanh vùng xương gãy, mô mềm như dấu hiệu bầm, sưng nề, vết thương rách da, mơ dập nát, tình trạng vết thương …
- Giữ nhẹ nhàng mô tổn thương bằng sự cố định vững khớp trên và dưới vùng gãy, tránh tổn thương thêm và đau tăng. Luôn luôn nhớ rằng bất kỳ trong trường hợp nào cũng không nắn sửa xương khi chưa giảm đau hay gây tê cho nạn nhân.
- Đắp đá lạnh giảm phù nề, làm ngưng chảy máu cho nạn nhân
- Sau gãy xương, do chảy máu gây máu tụ chèn ép kèm theo tổn thương cơ nên chi phù nề nên điều dưỡng nâng đỡ chi cao bằng gối giúp máu tĩnh mạch hồi lưu, giảm sưng. Nên đặt dọc theo chiều dài chi.
- Cho người bệnh nghỉ ngơi giúp người bệnh giảm căng thẳng, giúp phục hồi cơ thể sau chấn thương, giải thích sự ích lợi của sự nghỉ ngơi
- Kiểm tra dấu hiệu chèn ép thần kinh, mạch máu: mỗi giờ nhất là những gãy xương lớn.
- Nhận định dấu hiệu tổn thương mơ mềm: chảy máu, phù nề, tình trạng vùng da chung quanh vết thương.
- Giúp người bệnh duy trì đựơc tư thế chức năng tối đa mà không gây đau đớn cho người bệnh, chêm lót tốt những vùng cố định, thường xuyên thăm hỏi người bệnh. Trợ giúp người bệnh thay đổi tư thế mỗi 2 giờ
- Nhận định tồn bộ về bó bột, kéo tạ, băng vết thương mỗi 1-2 giờ đầu và sau đó là mỗi 4 giờ, ghi chú mức độ vận động, đo chi
- Hướng dẫn người bệnh tập liên tục vận động cơ, cố gắng với cơ bị viêm, các cơ tứ đầu đùi, cơ tam đầu, mông, tập mỗi 4 giờ
2.2. Đau liên quan đến chèn ép thần kinh:
- Nhận định: mức độ, tính chất, thời gian của đau. Các chèn ép cấp tính thường biểu hiện bằng dấu hiệu điển hình của rối loạn cảm giác và vận động. Thí dụ như đau ở ống trụ, khi ấn vào rãnh trụ đau chói và lan truyền theo đường đi xuống cẳng tay của thần kinh trụ.
- Giúp người bệnh tư thế giảm đau mà không ảnh hưởng đến tổn thương. Thay đổi tư thế mỗi 2 giờ giúp cơ không bị mệt. Thực hiện thuốc giảm đau.
2.3. Đau liên quan đến chèn ép khoang sau gãy xương:
Ap lực trong khoang bình thường là 0-5mmHg, khi gồng cơ chủ động áp lực tăng lên 50mmHg nhưng sau khi hết gồng cơ thì áp lực tụt xuống trị số bình thường sau 5 phút Chèn ép khoang là sự tăng áp lực trong 1 hay nhiều khoang làm giảm lưu thông máu qua khoang dẫn đến thiếu máu cục bộ. Nếu chèn ép kéo dài gây tổn thương cơ và rối loạn thần kinh. Điều dưỡng cần nhận định dấu hiệu đa doạ của chèn ép khoang là đau dữ dội ngày càng tăng, kéo dài đau khi sờ lên mặt da cứng và căng bóng Phát hiện sớm đau là dấu hiệu sớm nhất của chèn ép khoang. Đây là dấu hiệu sớm điều dưỡng cần can thiệp ngay để phòng ngừa. Những dấu hiệu chèn ép rõ rệt là đau có kèm biểu hin thần kinh: cảm giác tê bì như kiến bị, giảam cảm giác, rối loạn vận động (cơ yếu đi) > Điều dưỡng cần theo dõi thường xuyên và phát hiện sớm dấu hiệu chèn ép khoang vì thời gian chèn ép khoang 6 giờ được coi là trị số ngưỡng. Nếu dước 6 giờ có
hy vọng điều trị bảo tồn, nhưng trên 6 giờ thì có chỉ định phẫu thuật. Mốc thời gian như sau:
- 6 giờ: giới hạn điều trị bảo tồn
- 6-15 giờ phẫu thuật có thể giữ được chi - > 15 giờ đoạn chi để cứu sống nạn nhân
2.4. Biến dạng cơ thể hay sự mất tạm thời chức năng độc lập của cơ thể
- Nhận định sự nhận thức và mức độ độc lập của từng người bệnh.Tạo người bệnh có khoảng riêng tư, giúp người bệnh tự vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc mình ở mức độ cho phép. Giúp người bệnh tự nâng người lên: thay tả, xoay trở, vệ sinh. Tự tập những cơ không tổn thương, hướng dẫn hay hổ trợ tập những cơ tổn thương. Giúp người bệnh ăn uống tốt tránh sụt cân: duy trì sức khỏe, tránh ảnh hưởng đến hình dạng cơ thể
- Khuyến khích những thành viên trong gia đình duy trì quan hệ tốt sự tơn trọng với người bệnh
2.5. Giảm tưới máu mô do chấn thương:
- Nhận định tình trạng mơ tổn thương: mức độ tổn thương, dấu chảy máu, mô hạt, …. - Kiểm tra: màu sắc, nhiệt độ, mạch ngoại biên, phù, đau, chức năng vận động, đổ đầy
máu ngoại biên, so sánh vùng tổn thương với chung quanh
2.6. Tổn thương da do bất động, do bó bột, kéo tạ:
- Nhận định bề mặt của da với các dấu hiệu chèn ép: đỏ, đau, tình trạng vết thương - Xoay trở mỗi 2 giờ, massage lưng, mông tránh bị chèn ép, loét, giúp máu lưu thông
tốt. Cho người bệnh phơi nắng. Theo dõi dấu hiệu tắc mạch do bất động. Tập vận động. Dinh dưỡng: cho người bệnh ăn đầy đủ chất, uống nhiều nước
2.7. Nguy cơ nhiễm trùng do do vết thương, do gãy xương hở, do xuyên đinh, dodẫn lưu, do môi trường bệnh viện: dẫn lưu, do môi trường bệnh viện:
- Nhận định dấu hiệu nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ, đau
- Ln ap dụng kỹ thuật vơ khuẩn khi chăm sóc vết thương, che chở vùng xương lộ ra, cắt lọc mơ cơ hoại tử, chăm sóc dẫn lưu.Thực hiện kháng sinh theo kháng sinh đồ. Theo dõi nhiệt độ, đau nhức.
2.8. Chăm sóc gãy xương trẻ em:
- Trẻ em lành xương nhanh hơn người lớn và cơ chế tự điều chỉnh biến dạng cho nên thường điều trị bảo tồn. Vì thế điều dưỡng chăm sóc kéo tạ qua da: thường trọng lượng tạ không quá 3 kg, theo dõi sự liền xương mỗi ngày như đo chi, XQ
- Nếu trẽ được bó bột điều dưỡng chăm sóc trẻ bó bột, phát hiện sớm chèn ép, rối loạn tuần hoàn, giúp trẽ thoải mái, dễ chịu
- Vật lý trị liệu: khơng xoa bóp dù là nhẹ nhàng nhất là vùng khớp vì dễ gây cứng khớp vĩnh viễn, đơ khớp sau bó bột chỉ là tạm thời và khơng cần can thiệp
3. GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH:
- Khuyên không cho người bệnh mang nặng trên chi tổn thương
- Giúp người bệnh lấy lại sức cơ bằng dinh dưỡng và luyện tập
- Giúp người bệnh đánh giá cơn đau và cách giảm đau
- Giúp người bệnh xoay trở, vận động ngăn ngừa loét da, phơi nắng, chăm sóc da,