MỤC ĐÍCH KÉO TẠ

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng ngọai (Trang 137)

- Giảm đau: Cho người bệnh những bài tập ngủ sâu, thư giản, thuốc giảm đau

1. MỤC ĐÍCH KÉO TẠ

1.1. Khái niệm:

- Kéo tạ là phương pháp dựa trên trọng lực (của 1 tạ kéo) làm mỏi cơ để nắn lại

xương kéo tạ chỉ là giai đoạn đầu của các phương pháp điều trị khác như băng bột hay mổ kết hợp xương

- Kéo tạ là kéo liên tục lâu dài để vừa nắn vừa bất động

- Kéo nắn là kéo liên tục trong thời gian ngắn để nắn gãy xương trước khi bất động

bằng các hình thức khác

- Có 2 lực: trọng lượng tạ và trọng lượng người bệnh (tư thế của người bệnh)

1.2. Mục đích:

- Giảm tình trạng gãy xương hay trở về với mãnh xương ở vị trí ban đầu hay giúp

thẳng trục cơ thể

- Giảm co cơ sau chấn thương hay ngăn ngừa co rút cơ làm đoạn xương gãy sai vị trí

và gây đau.

- Phịng ngừa hay chỉnh biến dạng bởi sự co cơ và da chung quanh khớp hay phần

tổn thương 1.3. Các kiểu kéo:

- Kéo bằng tay được áp dụng ở 1 phần cơ thể khi người thầy thuốc cần kéo 1 cách

nhẹ nhàng tạm thời và kéo vững. Kéo bằng tay trong những trường hợp giảm gãy xương hay trật khớp.

- Kéo qua da: áp dụng gián tiếp qua xương. Kéo qua da với băng keo bảng rộng, hay

băng bảng rộng tới da hay qua gìay ống, Tạ treo lơ lửng bởi dây và rịng rọc. Dây nịt và dây treo có thể xử dụng khi kéo cột sống. Kéo qua da chỉ dùng kéo gãy xương tạm thời ở người lớn vì da khơng thể chịu lực kéo cho đến khi lành xương. Đây chỉ là phương pháp tạm thời tránh co cơ trong khi chờ phẫu thuật. Trọng lượng tạ giới hạn từ 2,3 kg đến 3, 6 kg

- Có rất nhiều tư thế kéo và nhiều loại khung khác nhau: Khung Braun, Thomas,

Rieunau, Russel

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng ngọai (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w