trùng vết bỏng, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng hô hấp …Tình trạng hơ hấp và tim mạch cũng bị ảnh hưởng như khó thở, viêm phổi, rối loạn vận mạch. Thần kinh người bệnh thấy ác mộng, lo sợ, khủng hoảng tinh thần và có thể có tổn thương não. Trong giai đoạn này vấn đề xương khớp cũng biểu hiện như co rút cơ, mất tư thế cơ năng, hạn chế hoạt động, teo cơ đơ khớp. Chức năng tiêu hóa cũng có nguy cơ cao là loét dạ dày hay chảy máu dạ dày. Tiểu đường làm chậm lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Trị liệu: Thầy thuốc thường cho y lệnh cung cấp dịch thay thế, cung cấp dinh dưỡng
và thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm. Việc chăm sóc vết thương và băng theo tư thế cơ năng cũng rất quan trọng cho người bệnh. Để người bệnh phục hồi và trả người bệnh về với đời sống bình thường thì vai trị vật lý trị liệu cũng cần thực hiện trong giai đoạn này. Tình trạng hoại tử vết thương cũng có nguy cơ cao trong nhiễm trùng vết thương nên việc cắt lọc mơ hoại tử, ngăn ngừa nhiễm trùng, kích thích mơ hạt mọc tốt và chuẩn bị cho ghép da giúp rút ngắn thời gian lành vết thương, tái tạo chỉnh hình.
- Quản lý điều dưỡng: Lượng giá và chăm sóc người bệnh đau, chăm sóc vết thương,
nâng đỡ tinh thần
4.3. Giai đoạn phục hồi: Mục đích giai đoạn này là giúp người bệnh trở lại cùng cuộc
sống, thiết lập lại chức năng cơ thể, và tái tạo chỉnh hình vết thương ghép da. Biểu hiện lâm sàng là hạn chế vận động, đau khi vận động, sẹo xấu. Do người bệnh đau nên không tập luyện, người bệnh có nguy cơ co rút cơ, cứng khớp, sẹo co rút, sẹo xấu, biến dạng cơ thể, sẹo phì đại. Trị liệu và quản lý điều dưỡng là vật lý trị liệu, tái tạo chỉnh hình. Trong giai đoạn này gia đình và người bệnh là người tự điều trị chính cho người bệnh với sự trợ giúp của nhóm tâm lý, vật lý ttị liệu, điều dưỡng tại nhà, nhóm dinh dưỡng. Dinh dưỡng cung cấp dinh dưỡng đủ các chất. Không cử ăn
A. QUI TRÌNH CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH BỎNG1. NHÂN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH 1. NHÂN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH
- Vết thương: mức độ và nguyên nhân bỏng (nhiệt, hoá chất, điện..)
- Sự thay đổi dịch và choáng: mạch tăng, huyết áp giảm tiểu ít theo dõi CVP,
potassium
- Đường thở: phù nề đường thở, cháy xém lơng mũi, miệng hay mũi đầy bụi khói, đàm
sẩm màu, ho, tím tái, khó thở.
- Ngộ độc CO: nơn ói, đau ngực, thở nhanh, bối rối, kích động, phản xa
- Thần kinh: thay đổi tri giác, chấn thương sọ não, cột sống cổ.
- Tim mạch: rối loan nhịp, thay đổi thể tích dịch, tưới máu mơ kém.
- Hô hấp: thở nhanh nông, thiếu oxy.
- Xương khớp: gãy xương, giảm vận động, biến dạng, nhô xương, cơ.
- Tăng chuyển hóa và mất nhiệt: cơ thể người bệnh dễ bị lạnh, giảm cân
- Máu: Hct giảm, tiểu hemoglobine.
- Tiêu hoá: tổn thương miệng, nơn ói, chảy máu dạ dày, lóet dạ dày, liệt ruột
- Thận: biến chứng của choáng dẫn đến thiểu niệu, tiểu huyết sắt tố, tiểu myoglobin.
- Đau: đánh giá mức độ đau