Đại hội lần thứ VI của Đảng và đường lối đổi mới tồn diện đất nước 1 Tính cấp bách phải đổi mớ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử ĐẢNG tập bài GIẢNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA và ĐƯỜNG lối đổi mới SAU đại học (Trang 32 - 36)

- Tài liệu tham khảo không bắt buộc

2. Đại hội lần thứ VI của Đảng và đường lối đổi mới tồn diện đất nước 1 Tính cấp bách phải đổi mớ

2.1. Tính cấp bách phải đổi mới

Đại hội lần thứ VI của Đảng họp từ ngày 15 - 18/12/1986 tại Hà Nội trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp.

Tình hình thế giới:

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quốc gia, dân tộc; hệ thống các nước XHCN lâm vào tình trạng khủng hoảng KT-XH, phong trào cải tổ, cải cách và đổi mới đã và đang diễn ra mạnh mẽ; CNTB tuy bản chất khơng thay đổi nhưng đã có sự điều chỉnh, thích nghi và đã đạt được những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế, KHKT.

Tình hình trong nước:

Sau 10 năm cả nước quá độ lên CNXH, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp XD và BVTQ của nhân dân ta đã giành được những thành tựu quan trọng nhưng cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Thành tựu: Đại hội VI nêu lên 3 thành tựu nổi bật:Thực hiện thắng lợi chủ

trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước; đã đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp XD CNXH; giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và làm nghĩa vụ quốc tế. Những thành tựu trên đã tạo cho sự nghiệp cách mạng nước ta những nhân tố mới để tiếp tục tiến lên.

Hạn chế và nguyên nhân:

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, ĐH VI đã nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm và ngun nhân dẫn đến tình trạng đó. Cụ thể là:

Hạn chế: nhiệm vụ mục tiêu do ĐH IV và ĐH V của Đảng đề ra đều

khơng hồn thành, đất nước lâm vào khủng hoảng KT-XH từ cuối những năm 70 và kéo dài trong nhiều năm. Biều hiện của khủng hoảng: Sản xuất tăng trưởng chậm và không ổn định; Nền kinh tế ln trong tình trạng thiếu hụt, khơng có tích luỹ; Lạm phát tiếp tục tăng cao và kéo dài trong nhiều năm; Đất nước bị bao vây, cô lập; Đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lịng tin đối với Đảng, Nhà nước, chế độ giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng:

Nguyên nhân khách quan: Điểm xuất phát lên CNXH của nước ta thấp;

Thiên tai, địch hoạ liên tiếp xảy ra; Quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi.

Nguyên nhân chủ quan: ĐH đã nghiêm túc kiểm điểm, chỉ ra 6 vấn đề: Sai

lầm trong đánh giá tình hình, xác định mục tiêu, bước đi; Sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế; Sai lầm trong cải tạo XHCN; Sai lầm trong lĩnh vực phân phối, lưu thơng; Duy trì q lâu cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; Còn bng lỏng chun chính vơ sản (cả trong quản lý KT, XH, trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của địch…). Những sai lầm nói trên là những sai lầm

nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến

lược và tổ chức thực hiện. Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm, khuyết điểm nói trên, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí,

lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan.

nguyên nhân bắt nguồn từ “những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng và công tác cán bộ của Đảng”.

Như vậy, khi Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI, tình hình thế giới, trong nước đã và đang có nhiều biến đổi sâu sắc. Những biến đổi đó đặt ra yêu cầu tất yếu và cấp bách đối với Đảng ta là phải đổi mới chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại để tiếp tục đưa đất nước phát triển theo mục tiêu, con đường đã chọn.

2.2. Đường lối đổi mới của Đại hội VI

Đường lối đổi mới của Đại hội VI được hoạch định trên những cơ sở lý luận và thực tiễn sau: dựa trên phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH; dựa trên quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CNXH; qua thực tiễn hơn 3 thập kỷ xây dựng CNXH và từ kinh nghiệm quá trình đổi mới từng phần của Đảng và nhân dân ta trong những năm 1979 - 1986

Quan điểm chỉ đạo đổi mới:

- Đổi mới là tất yếu khách quan, là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sống

còn của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta.

- Đổi mới không phải là phủ định sạch trơn mà phải biết trân trọng, kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được trong quá khứ.

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, triệt để trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

Nhiệm vụ và mục tiêu

Đại hội xác định: “Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những

năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”17.

Trên cơ sở nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát, Đại hội xác định 5 mục tiêu kinh tế, xã hội cụ thể cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên: sản xuất đủ tiêu dùng, có tích luỹ; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới

phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh.

Những mục tiêu trên đây là một thể thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, bao quát mọi lĩnh vực từ sản xuất đến phân phối lưu thông, từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh.

Những giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu Một là, đổi mới cơ cấu kinh tế

Đại hội xác định muốn đưa nền kinh tế sớm thốt khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải dứt khốt sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý. Đó là cơ cấu mà ở đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất có quy mơ và trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định.

Để thực hiện sự sắp xếp đó, trong những năm cịn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 phải thực sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện ba chương trình kinh tế: Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Đi đơi với việc bố trí lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng, phải xác định đúng cơ cấu thành phần kinh tế. Đại hội xác định cần có chính sách sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế. Chính sách đó cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế, với quy mơ, trình độ kỹ thuật thích hợp trong từng khâu của q trình sản xuất và lưu thơng, khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế liên kết với nhau, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trị chủ đạo.

Hai là, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã thẳng thắn chỉ rõ những khuyết tật của cơ chế quản lý cũ. Đại hội cho rằng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều

hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Cơ chế đó quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, với hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh từ trên giao xuống, không phù hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ. Các cơ quan quản lý hành chính - kinh tế can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị cơ sở, nhưng lại khơng chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình; các đơn vị kinh tế cơ sở khơng có quyền tự chủ và cũng khơng bị ràng buộc trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh. Cơ chế đó chưa chú ý đầy đủ đến quan hệ hàng hoá - tiền tệ và hiệu quả kinh tế, dẫn đến các cách quản lý kế hoạch hố thơng qua chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện vật là chủ yếu. Hạch toán kinh tế chỉ là hình thức, khơng ràng buộc trách nhiệm và lợi ích vật chất đối với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, vật tư, lao động, tách rời việc trả công lao động với số lượng và chất lượng lao động. Cơ chế đó đẻ ra bộ máy quản lý cồng kềnh, với những cán bộ quản lý kém năng động, không thạo kinh doanh, với phong cách quản lý quan liêu, cửa quyền. “Cơ chế cũ gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên những quan niệm giản đơn về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất chủ quan, duy ý chí” 18.

Trên cơ sở phân tích, chỉ rõ những khuyết tật của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và những hậu quả nghiêm trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đại hội quyết định phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là: “xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế”19. Thực chất của cơ chế quản lý mới là “cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ” 20.

Đại hội cũng xác định: “Đổi mới cơ chế quản lý là một q trình cải cách có ý nghĩa cách mạng sâu sắc, là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu. Cuộc đấu tranh để đổi mới khơng những bị sức mạnh của thói quen níu lại, mà cịn vấp phải những đặc quyền, đặc lợi của một số người gắn bó với cơ chế cũ. Đây là cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng và cơ quan nhà nước, đấu tranh giữa những người đồng chí, đấu tranh với chính bản thân 18Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 63.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử ĐẢNG tập bài GIẢNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA và ĐƯỜNG lối đổi mới SAU đại học (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w