- Trong định hướng đổi mới mơhình tăng trưởng và cơ cấu lại nềnkinh
3. Nhận thức, đổi mới tư duy lý luận của Đảng về dân chủ xãhội chủ nghĩa và phát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng cầm quyền, xây
chủ nghĩa và phát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những mục tiêu lớn của cách mạng nước ta, là một nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước đổi mới, quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin và những lời dạy của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã dày công nghiên cứu, phát triển nhận thức lý luận về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xãhội chủ nghĩa phù hợp điều kiện Việt Nam, điển hình nhất là lý luận về chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa được xác lập từ Đại hội IV của Đảng. Tuy nhiên, thực tiễn của đời sống chính trị và của cơng cuộc đổi mới đặt ra nhiều vấn đề mới liên quan đến dân chủ. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế đều bình đang trước pháp luật, cơ chế kinh tế thị trường tự nó địi hỏi phải mở rộng dân chủ về kinh tế. Đổi mới hệ thống chính trị địi hỏi phải điều chỉnh nhiều thiết chế dân chủ để các tổ chức chính trị, đồn thể chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào công việc nhà nước và xã hội. Người dân - với tư cách là chủ thể kinh tế (chủ hộ kinh tế gia đình, chủ doanh nghiệp tư nhân, tiểu chủ, nhà đầu tư bằng việc mua cổ phần...) và cơng dân - có nhu cầu chính đáng tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế và xã hội chung của đất nước, của địa phương và cơ sở nơi họ sinh sống. Việc mở cửa, hội nhập với thế giới cũng đặt ra yêu cầu mở rộng tự do, từ làm ăn kinh tế đến trao đổi thơng tin, giao lưu văn hóa, khoa học, đến tự do báo chí, tự do tín ngưỡng và tơn giáo. Mặt khác, sự trưởng thành của hệ thống chính trị và dân trí được nâng cao tạo điều kiện để mở rộng hơn nữa dân chủ.
nhận thức về dân chủ thể hiện ở các nội dung chính sau:
- Quan niệm về dân chủ đã được mở rộng. Dân chủ được xem xét theo nhiều khía cạnh: dân chủ vừa là chế độ chính trị, vừa là giá trị, là phương thức và nguyên tắc tổ chức xã hội; dân chủ chung trong cả xã hội và dân chủ đối với mỗi cá nhân; coi trọng cả dân chủ chính trị, dân chủ kinh tế và dân chủ trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Điều này phản ánh bước chuyển từ thể chế chính trị dựa trên áp lực, tuân thủ mệnh lệnh trước đây sang thể chế hợp tác, đồng thuận, đồng trách nhiệm. Theo đó, sự khác biệt, kể cả một số mâu thuẫn, không bị xem là sự chống đối, là mâu thuẫn đối kháng; do vậy, không cần thiết dùng áp lực hay cưỡng chế. Người dân có nhiều lợi ích chính đáng cần được tơn trọng và bảo vệ. Đặc biệt, dân chủ còn là mục tiêu, là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa phải tiếp thu và phát triển các giá trị của nhân loại về dân chủ, trong đó có dân chủ tư sản. Sự khác biệt về bản chất giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản là rõ ràng, nhưng điều đó khơng ngăn cản việc tham khảo các thành quả của các nước tiên tiến về quản lý nhà nước, thiết kế bộ máy tổ chức chính trị, đặc biệt là thiết kế bộ máy quản lý nhà nước, hành chính cơng, trong đó có sự nhận thức của người dân về trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân - những vấn đề cịn ít được chú ý ở nước ta, dù nội dung của chúng mang nhiều tính kỹ thuật, chuyên mơn hơn là tính chính trị. Đương nhiên, điều đó khơng đồng nghĩa với việc áp dụng máy móc các hình thức dân chủ ở nước ngồi vào nước ta.
- Nhận thức về tính tiệm tiến lâu dài trong quá trình phát triển dân chủ: dân chủ là kết quả của cả một quá trình lâu dài về giáo dục ý thức cũng như nâng cao năng lực thực hành dân chủ, nên khơng thể nóng vội, thốt ly thực tiễn chính trị nước ta.
- Phải dân chủ trong tất cả các cấp độ, từ các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước (Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ) đến cấp cơ sở, trong đó đặc biệt quan trọng là dân chủ ở cơ sở.
- Trong quá trình xây dựng và thực hiện dân chủ cần chống các biểu hiện lệch lạc: dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để làm
tổn hại lợi ích nhà nước và lợi ích của cơng dân, để gây rối; kiên quyết bác bỏ luận điệu giả trá về dân chủ, nhân quyền của các thế lực phản động.
- Về các điều kiện xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Với quan niệm chung, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quá trình từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện và căn cứ thực tiễn mới của đất nước, Đảng ta quan tâm tạo dựng các điều kiện để từng bước nâng cao trình độ dân chủ.
Để dân chủ về kinh tế, Đảng ta đề ra và thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; các thành phần kinh tế đều được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, không giới hạn về quy mô, trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật khơng cấm, cạnh tranh tự do và bình đẳng trước pháp luật. Theo đó, Đảng và Nhà nước thừa nhận sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, nhiều hình thức tơ chức sản xuất kinh doanh và nhiều hình thức phân phối. Trong chế độ sở hữu cơng cộng, chúng ta cũng phân biệt quyền sở hữu công cộng mà Nhà nước là đại diện đối với ruộng đất và vốn nhà nước ở doanh nghiệp nhà nước với quyền sử dụng giao cho người nông dân, người lao động trong doanh nghiệp để họ có tồn quyền và tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng, chuyển nhượng, khốn, cho th quyền sử dụng. Có thể nói, người lao động đã có các quyền hết sức rộng rãi ngay cả với các tư liệu sản xuất côngcộng để phát huy năng lực sản xuất kinh doanh của mình. Các luật pháp, chính sách kinh tế của Nhà nước trong những năm qua rõ ràng đã nêu cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp, doanh nhân và người lao động trong cơ chế thị trường. Sự quản lý của Nhà nước cũng đảm bảo cho quá trình cạnh tranh diễn ra lành mạnh, đúng pháp luật, khắc phục mặt trái và tính tự phát của cơ chế thị trường, có sự hỗ trợ cần thiết cho một số đối tượng thuộc chính sách xã hội, ở vùng đặc biệt khó khăn. Đây chính là một biểu hiện của đặc trưng xã hội chủ nghĩa trong dân chủ về kinh tế.
Để xây dựng và phát huy dân chủ về chính trị, trước hết và cơ bản nhất là đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền nhà nước các cấp, đảm bảo Nhà nước thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân. Việc khẳng định và phấn đấu xây dựng Nhà nước ta thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đã tạo những điều kiện và cơ hội quan trọng nhất để người dân tham gia các q trình chính trị, các cơng việc nhà nước, thể hiện cả quyền, năng lực và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và thực thi dân chủ. Hệ thống pháp luật được bổ sung, sửa đổi; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại và tố cáo của công dân; tổ chức chất vấn tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân, có truyền hình trực tiếp; các cuộc đối thoại của cán bộ lãnh đạo với doanh nghiệp và nhân dân; tiếp xúc cử tri; công khai trụ sở cơ quan nhà nước; lập đường dây nóng; ban hành các quy định về chế độ cơng chức nhà nước trong hoạt động công vụ; chú trọng công tác thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân; ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở; xử lý nghiêm minh các cơ quan và cá nhân công chức nhà nước vi phạm, buộc tổ chức và cá nhân xử lý sai phải xin lỗi công khai và bồi thường cho người bị xử lý oan sai;… đã tạo ra môi trường pháp lý và cơ chế để người dân thực hiện các quyền được luật pháp quy định. Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng rộng lớn được khuyến khích tham gia đấu tranh chống tiêu cực, giúp các tổ chức và công dân một kênh quan trọng bày tỏ nguyện vọng, ý chí và các nhu cầu chính đáng của mình đối với các cơ quan có trách nhiệm.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động vừa nâng cao giác ngộ, động viên trách nhiệm của nhân dân, vừa trực tiếp giải quyết một số nguyện vọng của dân, tổ chức để các đoàn viên, hội viên tiên hành các cơng việc tự quản và tham gia với chính quyền đảm bảo các quyền lợi chính đáng của các tầng lớp nhân dân.
Điều kiện quyết định nhất để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là Đảng nêu gương về dân chủ và Đảng lãnh đạo tốt quá trình đổi mới hoạt động của Nhà nước. Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, dân chủ trong Đảng quy định dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, bởi trong tất cả các cơ quan nhà nước ở các cấp đều có tố chức đảng dưới hình thức này hay hình thức khác và hầu hết cán bộ chủ chốt của cơ quan nhà
nước đều là cán bộ đảng, là đảng viên; nguyên tắc tập trung dân chủ được áp dụng trong cả tổ chức đảng và cơ quan nhà nước. Vì vậy, Đảng phải thể hiện sự mẫu mực về thực hành dân chủ và tập trung dân chủ; bản thân việc này đã là sự đảm bảo cơ bản nhất cho việc thực hiện dân chủ ở các cơ quan nhà nước. Hơn thế, Đảng phải trực tiếp lãnh đạo q trình dân chủ hóa, bao gồm cả việc lãnh đạo Nhà nước thực hành đúng dân chủ và việc lãnh đạo nhân dân tích cực tham gia xây dựng, giám sát các cơ quan, công chức nhà nước trong việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Đảng còn phải giúp nhân dân nắm vững đường lơi của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, biết sử dụng quyền của mình để địi hỏi chính quyền thực hiện đúng dân chủ; khơng chỉ tích cực đấu tranh chống các vi phạm quyền làm chủ của dân từ phía chính quyền, mà cịn đấu tranh với những người dân vi phạm pháp luật, lợi dụng dân chủ đế gây rơi, chống đơi chính quyền, làm thiệt hại lợi ích nhà nước và lợi ích cộng đồng.
4. Sự phát triển nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân