Quan hệ giữa đổi mới kinh tế với giữ vững ổn định và đổi mới chính trị

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử ĐẢNG tập bài GIẢNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA và ĐƯỜNG lối đổi mới SAU đại học (Trang 99 - 106)

- Trong định hướng đổi mới mơhình tăng trưởng và cơ cấu lại nềnkinh

1. Quan hệ giữa đổi mới kinh tế với giữ vững ổn định và đổi mới chính trị

và đổi mới chính trị

Từ nhu cầu của thực tiễn, Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Toàn diện tức là đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh và đối ngoại. Toàn diện là từ nhận thức, tư duy đến tổ chức và hành động. Toàn diện là từ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân và cả xã hội, từ trung ương đến cơ sở, trong tất cả các cấp, các ngành. Tuy nhiên, đổi mới phải có bước đi và cách làm thích hợp. Nóng vội, chủ quan duy ý chí đã từng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong chủ trương, đường lối trước đổi mới, vì vậy bước vào đổi mới phải tránh cho được sai lầm cịn nóng hổi này. Vả lại, nhu cầu đổi mới là một việc còn việc thực hành đổi mới có kết quả lại

là việc khác, nhất là lúc đầu trong điều kiện chưa chuẩn bị đầy đủ hệ thống lý luận đổi mới cho nước ta, trong khi cải tổ, cải cách ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đơng Âu mới được triển khai, đã có vấp váp. Vì vậy, vấn đề thiết yếu ngay sau khi hạ quyết tâm đổi mới là xác định đúng quan hệ giữa đổi mới kinh tế với giữ vững ổn định và đổi mới chính trị - hai lĩnh vực cơ bản nhất của đời sống xã hội.

Tổng kết bước đầu 5 năm đầu tiên đổi mới (1986 - 1991), Đại hội VII của Đảng rút ra một trong những kinh nghiệm là: “Đổi mớitoàn diện, đồng bộ

và triệt để, nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp... Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung sức làm tốt đổi

mới kinh tế... Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị..., việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn. Nhưng khơng vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi mới hệ thơng chính trị, nhất là về tổ chức bộ máy và cán bộ,mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân”49.

Phải tập trung đổi mới kinh tế trước hết, vì khủng hoảng kinh tế - xã hội lúc bấy giờ đã đến mức cực kỳ nghiêm trọng, thể hiện rõ nhất là sản xuất đình đốn, lạm phát phi mã, đồng tiền mất giá nhanh chóng, đời sống nhân dân, nhất là những người làm cơng ăn lương, ngày càng khó khăn.Về khả năng thực hiện, cho đến năm 1986 Đảng ta đã có q trình tìm tịi đổi mới nhất định về cơ chế kinh tế và quản lý kinh tế, khởi đầu từ Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (tháng 8-1979) đến Hội nghị Trung ương 8 khóa V (tháng 6- 1985) và Hội nghị Bộ Chính trị tháng 8-1986 trước thềm Đại hội VI với ba kết luận cơ bản, cực kỳ quan trọng, có tính chất bước ngoặt trong quan điểm kinh tế. Tập trung đổi mới cả tư duy và chỉ đạo phát triển kinh tế còn là quán triệt nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử: xét đến cùng, kinh tế là nhân tố quyết định. Có đổi mới mạnh mẽ về kinh tế mới tạo được các điều kiện cơ bản để giữ vững ổn định chính trị - xã hội và tiến hành đổi mới chính 49 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Sđd, 1991, tr.

trị thuận lợi, thậm chí mới biết rõ trong chính trị cần đổi mới những gì, đổi mới theo hướng nào.

Mặt khác, khơng thể khơng đổi mới chính trị. Trước hết, về lơgíc, chính trị gắn rất chặt với kinh tế, chính trị là kinh tế “cơ đọng lại”. Trong điều kiện hịa bình xây dựng, Đảng phải lãnh đạo, Nhà nước phải quản lý toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phải khơi dậy và phát huy cho được tinh thần làm chủ và tính tích cực chính trị của nhân dân trong xây dựng kinh tế. Nếu khơng đổi mới chính trị, đổi mới kinh tế sẽ gặp trở ngại; ngược lại, nếu đổi mới chính trị kịp thời, phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chính trị là lĩnh vực rộng lớn, đụng chạm đến các mối quan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy cảm, nên phải có sự cân nhắc, nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, thận trọng, không thể vội vàng, để các sự kiện tuột ra khởi tầm kiểm sốt, hoặc - theo cách nói của V.I.Lênin: “cỗ xe khơng tn theo tay lái”. Trên tinh thần đó, trong những năm đầu đổi mới, Đảng ta chủ trương trước hết và cũng tiến hành từng bước đổi mới tổchức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị - hai khâu đang có nhiều vướng mắc, bất cập. Nếu xét kỹ hơn, bản thân việc đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đại hội VI cũng đã là đổi mới chính trị. Như vậy, Đảng khơng đặt vấn đề đổi mới hệ tư tưởng chính trị và thể chế chính trị; trái lại, phải kiên quyết bảo vệ, kiên trì hệ tư tưởng Mác - Lênin, mục tiêu chính trị, thể chế nhất ngun, khơng chấp nhận đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập. Về mức độ, chúng ta chủ trương đổi mới chứ khơng phải là cải cách.Về mục tiêu, Đảng ta nói rõ: đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện dân chủ, tuyệt nhiên khơng có mục tiêu nào khác. Kiên định giữ vững những vấn đề thuộc nguyên tắc bất di bất dịch, đồng thời quyết tâm đổi mới những khâu cấp bách và đã chín muồi, đổi mới phải khơng làm thay đổi bản chất, đặc trưng của hệ thống chính trị - đó là sự lựa chọn chính trị đúng đắn và sắc sảo của Đảng khi khởi động công cuộc đổi mới. Thực tiễn đổi mới kinh tế và ổn định, đổi mới chính trị 10 năm đầu đổi mới đã được Đại hội VIII

của Đảng đúc kết thành một trong sáu bài học là: “Kết hợp chặt chẽ ngay từ

đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”50.

Kết luận của Đại hội VIII định hướng cho việc đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị và kết hợp chặt chẽ hai quá trình đổi mới này trong gần 10 năm qua. Đó là hàng loạt đổi mới trong nhận thức và thực tiễn đổi mới về xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế... Đó là những đổi mới trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về quy chế dân chủ ở cơ sở, về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng... Sự kết hợp giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được thực hiện đồng bộ, tương đối ăn khớp, vừa đòi hỏi, vừa thúc đẩy lẫn nhau. Những đổi mới đó thể hiện nhận thức mới và cụ thể hóa con đường, bước đi quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta với nội dung ngày càng sáng rõ: đó là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại và nền chính trị, nền dân chủ tiến bộ. Một biểu hiện điển hình cho sự kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là việc Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (tháng 2-2002) thảo luận ra đồng thời 5 nghị quyết, trong đó có 3 nghị quyết về kinh tế (Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị quyết về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết về đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn thời kỳ 2001 - 2010) và 2 nghị quyết về lĩnh vực chính trị, tư tưởng (Nghị quyết về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị quyết về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới).

Một phương diện khác khó tránh khởi của vấn đề là trong quá trình thực hiện sự kết hợp giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị nảy sinh “độ

vênh” nhất định, hoặc muốn đẩy nhanh đổi mới kinh tế nên cho rằng các đổi mới chính trị q chậm chạp, khơng căn bản, cần được đấy nhanh hơn; hoặc cho rằng đổi mới kinh tế quá chậm, đổi mới kinh tế đang đi chệch hướng chính trị. Những mâu thuẫn này nếu khơng được xử lý kịp thời và thỏa đáng thì sẽ khơng có đổi mới, chờ đợi lẫn nhau, sẽ dẫn đến tình trạng đổi mới trong lĩnh vực này cản trở, kìm hãm đổi mới trong lĩnh vực kia. Thực tế là, trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã kịp thời phát hiện, nhìn thẳng vào sự thật, tập trung trí tuệ nghiên cứu và đưa ra lý luận xác đáng xử lý các nhận thức lệch lạc trên vấn đề này. Tiêu biểu cho điều này là việc Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (tháng 3-1989) nêu ra 6 nguyên tắc đổi mới, Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 18-2-1995 của Bộ Chính trị khóa VII về một số định hướng lớn trong cơng tác tư tưởng hiện nay nhằm tiếp tục bổ sung và phát triển đường lối đổi mới, chấn chỉnh những nhận thức lệch lạc trong đổi mới cả kinh tế và chính trị, trong kết hợp giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.

Trong đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta thường xuyên phải giải quyết mối quan hệ giữa ổn định và phát triển. Tình huống lý luận và thực tiễn đặt ra là: một mặt, phải đổi mới và phát triển nhanh, mà đổi mới với đúng tầm mức của nó: đổi mới cơ bản, tồn diện, triệt để, chứ khơng chỉ là cải tiến, điều chỉnh việc này, việc kia; mặt khác, phải giữ cho được ổn định chính trị - xã hội, khơng được để xãy ra rối loạn, vơ chính phủ. Trên lơgíc hình thức, dường như hai yêu cầu này không thể tương hợp và trong thực tế rất dễ rơi vào tình trạng để giữ ổn định khơng muốn đổi mới, nhất là đổi mới chính trị; ngược lại, muốn đổi mới nhanh, đã đổi mới - với tính cách một cuộc cách mạng - triệt để thì khơng thể khơng chấp nhận những đảo lộn lớn, mất ổn định trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác.Về vấn đề này, ngay từ khi khởi động công cuộc đổi mới, Đảng ta đã khẳng định: giữ vững ổn định chính trị là một nguyên tắc của đổi mới, không giữ được ổn định thì khơng cịn là đổi mới theo đúng mục tiêu đã đề ra cho đổi mới, không thể tập trung sức tiến hành đổi mới và càng không thể có đổi mới thành cơng- điều này là phổ biến đối với tất cả các nước, khơng riêng gì Việt Nam. Lời giải cho bài toán nằm ở

việc nhậnthức đúng mục tiêu, điều hành đúng giới hạn và có cách thức đúng trong thực hành đổi mới, thực hiện tốt sự kết hợp giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Mục tiêu của đổi mới là để giữ ổn định xã hội vững chắc trên cơ sở kinh tế phát triển, đời sống của tất cả các tầng lớp nhân dân được nâng cao và xã hội dân chủ hơn, đồng thuận hơn; là thốt khởi tình trạng ổn định khơng vững chắc, hình thức, trì trệ và tiềm ẩn, tồn tích nguy cơ gây mất ổn định, thậm chí có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Do đó, mấu chốt của việc giữ vững ổn định là bằng đổi mới, để giải phóng và tăng cường sức sản xuất xã hội, làm ra nhiều của cải hơn, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Đổi mới như thế sẽ vẫn giữ vững mục tiêu và bản chất chế độ, không gây ra những đảo lộn, xáo trộn về chính trị. Về giới hạn, trên cơ sở giữ đúng 6 nguyên tắc đổi mới được xác định trong Nghị quyết Trung ương 6 khóa VI và 6 định hướng lớn được xác định trong Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VII, hồn tồn được phép đổi mới mạnh mẽ, triệt để. Về cách thức tiến hành đổi mới, phải tiến hành cả “từ trên xuống” và “từ dưới lên”, chứ khơng chỉ đổi mới “ở bên trên”; có bước đi vững chắc, với những vấn đề mới và khó phải nghiên cứu kỹ, làm thí điểm để rút kinh nghiệm trước khi triển khai trên diện rộng; đặc biệt là phải dựa vào dân, trên cơ sở dân chủ. Cách thức ấy đảm bảo tính chủ động hồn tồn, khả năng kiểm sốt chặt chẽ các tiến trình xã hội, ngăn chặn từ gốc các nhân tố có thể gây mất ổn định chính trị - xã hội, khủng hoảng kinh tế. Trạng thái ổn định được tạo lập bằng cách đó là sự ổn định thực chất, có nền tảng vững chắc, ổn định trong phát triển, không giả tạo hay chỉ được xác lập bằng sự áp chế, bằng mệnh lệnh; đến lượt mình, sự ổn định ấy tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới và phát triển, địi hởi phải đổi mới khơng ngừng.

Đương nhiên, Đảng ta ý thức rõ trong ổn định có mâu thuẫn, có những vấn đề mới phát sinh, những mất ổn định cục bộ: bởi vì sự phát triển, đổi mới tự nó là q trình biến đổi, q trình giải quyết các mâu thuẫn chứ khơng thể đứng n, tĩnh tại. Khơng cómâu thuẫn thì khơng có phát triển. Đổi mới để giải quyết đúng đắn và có hiệu quả các mâu thuẫn nảy sinh. Chính nhờ có đổi

mới mà phát sinh thêm mâu thuẫn, có điều đó là những mâu thuẫn tất yếu, khơng tránh khởi, phát sinh một cách tự nhiên và hợp quy luật. Đó là những mâu thuẫn mà - như các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ dẫn - thực tiễn đã chứa đựng những khả năng, điều kiện cho việc giải quyết chúng. Giải quyết tốt những mâu thuẫn đó tức là đổi mới và phát triển, là thay thế ổn định cũ bằng thế ổn định mới cao hơn. Nói cách khác, ổn định chân chính là ổn định trong trạng thái động chứ không phải tĩnh; ổn định kiểu đứng yên tức là đã và đang tụt hậu.

Liên quan đến quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, giữa ổn định và phát triển, xem xét ở chiều sâu của vấn đề, phải giải quyết tốt quan hệ giữa “yên” và “ổn”. Thực tế cho thấy, bằng cách nào đó đảm bảo được cuộc sống bình thường, có cải thiện cho đa số người dân là giữ được yên dân, khơng xảy ra tình trạng phản kháng phổ biến từ phía người dân. Nhưng, nếu chỉ có vậy vẫn chưa bảo đảm chắc chắn giữ được sự ổn định chính trị, tránh được những “điểm nóng”, những tình huống chính trị phức tạp. Tình trạng mất dân chủ, không công bằng, nạn tham nhũng phát triển và kéo dài, các thế lực thù địch và các phần tử xấu lợi dụng tình hình đó kích động, làm bùng lên các mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo từ lịch sử, các bất đồng giữa người dân đối với một bộ phận cán bộ, các khúc mắc nào đó trong nội bộ nhân dân... có thể dẫn đến các tình huống chính trị phức tạp, thậm chí mất ổn định chính trị - xã hội. Ý thức rõ điều đó, trong những năm đổi mới vừa qua, cùng với những đổi

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử ĐẢNG tập bài GIẢNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA và ĐƯỜNG lối đổi mới SAU đại học (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w