- Trong định hướng đổi mới mơhình tăng trưởng và cơ cấu lại nềnkinh
3. Một số nhận xét
3.1. Quá trình đổi mới tư duy của Đảng và thiết lập thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn gắn với xu thế chung của
thời đại và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam
- Đổi mới mơ hình, thể chế kinh tế ở Việt Nam từ năm 1979 đến nay là sự phát triển tự thân, xuất phát từ nhu cầu bức thiết của nền kinh tế - xã hội. Do đó, q trình nhận thức của Đảng về hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta gắn liền với quá trình từng bước dứt bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp.
- Gắn với điều kiện thực tiễn, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhưng việc thiết lập mơ hình kinh tế mới ở Việt Nam luôn gắn, hội nhập với xu thế chung của thời đại. Một trong xu thế chung của quá trình phát triển thế chế kinh tế thị trường của các quốc gia hiện nay là theo xu thế rút ngắn.
+ Thế giới đã từng có những con đường phát triển kinh tế thị trường với các mơ hình khác nhau: (i)Mơ hình của các nước Âu – Mỹ: theo con đường tuần tự - cổ điển. Ở đây, kinh tế thị trường phải lần lượt trải qua tất cả các giai đoạn nhất định và do đó, thời gian kéo dài hàng trăm năm. Ngày nay, hồn cảnh khơng cho phép và cũng khơng bắt buộc phải lặp lại con đường phát triển kinh tế thị trường tuần tự. (ii) Mơ hình của Nhật Bản: phát triển kinh tế thị trường rút ngắn cổ điển. Bí quyết phát triển của Nhật Bản là ở chỗ biết khai thác lợi thế của người đi sau và phát huy nội lực để tranh thủ tối đa ngoại lực là vốn liếng, công nghệ và tri thức phương Tây. Nhà nước Nhật Bản chủ động tạo dựng môi trường thể chế thuận lợi kết hợp với việc đề ra một hệ thống cơ chế, chính sách và sử dụng công cụ điều tiết linh hoạt, mềm dẻo. Công thức nổi tiếng của người Nhật Bản là: kỹ thuật và cơ chế thị trường phương Tây + tinh thần Nhật Bản và văn hóa Khổng giáo phương Đơng. Nhật Bản tiến hành phát triển kinh tế thị trường và cơng nghiệp hóa mất 50 – 60 năm. (iii) Mơ hình của NICs châu Á: phát triển kinh tế thị trường rút ngắn
hiện đại. NICs cũng đã không áp dụng nguyên mẫu con đường phát triển kinh tế thị trường của Nhật Bản. Đây hoàn toàn là sản phẩm của thời đại mới. Mơ hình này, một mặt, vừa hội tụ được ưu điểm của con đường phát triển rút ngắn cổ điển, mặt khác, lại biết phát huy vai trò điều tiết mạnh và thông minh của Nhà nước; đặc biệt, đã sử dụng triệt để xu hướng tồn cầu hóa vừa mới xuất hiện nhằm tranh thủ tối đa tư bản nước ngoài và mở cửa rộng rãi nền kinh tế. Nhờ thế, NICs châu Á trong những thập kỷ đầu nửa sau thế kỷ XX chỉ cần khoảng thời gian 30 – 35 năm để từ tình trạng nơng nghiệp lạc hậu cất cánh trở thành những con rồng, con hổ hùng mạnh về kinh tế trong khu vực.
- Như vậy, so sánh thời gian của ba mơ hình cho thấy tồn tại khả năng phát triển theo gia tốc tăng dần và rút ngắn khoảng cách đang ngày càng phù hợp và phát huy tác dụng. Do đó cơng cuộc xây dựng mơ hình kinh tế mới ở Việt Nam ngày càng chịu áp lực mạnh mẽ và chi phối của quy luật tăng tốc và phát triển rút ngắn. Việc hoạch định đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong những năm ở Việt Nam đã từng bước hội nhập với xu thế của thời đại với những đặc điểm nổi trội sau:
+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ chuyển sang giai đoạn thứ tư, mở ra khả năng phát triển rút ngắn phi cổ điển, cho phép từ một trình độ thấp đi thẳng vào xã hội hậu công nghiệp và nền kinh tế tri thức.
+ Thế giới chấm dứt tình trạng đối đầu, cơ lập và đóng kín, buộc mọi quốc gia bất luận chế độ chính trị - xã hội phải mở cửa hội nhập để phát triển với những cơ hội và thách thức lớn hơn.
+ Nền kinh tế thị trường hiện đại đạt tới trình độ cao dưới hình thái chủ nghĩa tư bản tồn cầu hóa đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế và mâu thuẫn sâu sắc, trong lịng nó đang chín muồi những tiền đề cho sự tự phủ định để chuyển sang nấc thang mới cao hơn – xã hội hậu thị trường, kinh tế tri thức theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam từng bước đươc thiết lập ở Việt Nam mang trong mình những đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường đồng thời cũng chứa đựng những yếu tố đặc sắc của tính “định hướng XHCN”:
+ Những đặc trưng của kinh tế thị trường:
(+) Tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm: các chủ thể hay doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều có quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi, tự điều chỉnh, căn cứ vào những tín hiệu thị trường mà khơng phải dựa vào mệnh lệnh hành chính quan liêu từ bên ngồi hay từ trên dội xuống.
(+) Tính cạnh tranh: cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhân tố quyết định việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy cải tiến công nghệ, hợp lý hố sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để chiếm lĩnh thị phần. Cạnh tranh cũng dẫn tới phân hoá và độc quyền, nếu thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
(+) Tính tự phát: do cơ chế vận hành của thị trường phải thơng qua những dao động khơng ngừng của tín hiệu giá cả, nên ln tiềm ẩn các yếu tố phá vỡ cân đối, tách rời cung cầu và sự xung đột ý chí giữa các chủ thể độc lập, thậm chí đơi khi gây nên những tổn thất to lớn như lạm phát, thất nghiệp, suy thối, xâm hại mơi trường và cạn kiệt những nguồn tài ngun khơng thể tái sinh. Chính vì lý do này mà hơn ở đâu, trong nển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì "bàn tay vơ hình" cần được bổ sung bằng “bàn tay hữu hình” với sự điều tiết vĩ mơ mạnh của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm can thiệp, hạn chế tối đa các khuyết tật và thất bại vốn có của thị trường.
(+) Tính mở: xét về cả khơng gian, quy mơ và trình độ, kinh tế thị trường là phương thức kinh tế tích lũy và tăng trưởng, tái sản xuất mở rộng theo cả hai hướng – quảng canh và thâm canh, đương nhiên thâm canh phải là chủ yếu.
(+) Phải tuân theo các quy luật chung của kinh tế thị trường là quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư, quy luật cung - cầu, quy luật lưu thơng tiền tệ…
+ Những đặc trưng của tính “định hướng XHCN”:
(+) Khơng ngừng củng cố, hồn thiện và phát huy vai trò tổ chức, sáng tạo, mở đường và định hướng xã hội chủ nghĩa của thượng tầng chính trị - pháp luật đối với kinh tế thị trường. Giống như kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa đặc sắc Trung Quốc, kinh tế thị trường định hướng xã bội chủ nghĩa Việt Nam cịn có đặc điểm vơ cùng quan trọng quy định tính chất xã hội chủ nghĩa của cả hai mơ hình này. Đó là vai trị tổ chức và sáng tạo đặc biệt của thượng tầng chính trị - pháp luật là Nhà nước xã hội chủ nghĩa – Nhà nước kiểu mới “của dân, do dân, vì dân” đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo xây dựng và phát triển thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu thiếu sự tổ chức, lãnh đạo và quản lý này thì khơng thể nói tới bất kỳ một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nào; thậm chí là khơng thể nói tới xây dựng ngay cả một nền kinh tế thị trường thông thường. Bởi kinh tế thị trường hiện đại về nguyên tắc không thể ra đời tự phát và không được điều khiển, theo kiểu thị trường tự do hoang dã trong các thế kỷ trước.
(+) Kết hợp giải quyết hài hoà ngay từ đầu mối quan hệ giữa tăng trưởng - công bằng xã hội - môi trường, thực hiện phát triển bền vững. Đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá trình đổi mới mơ hình, cơ chế quản lý kinh tế của Đảng từ năm 1986 đến nay. Những thành tựu toàn diện về kinh tế - xã hội mà nước ta đạt được trong gần 3 thập niên qua là kết quả của sự kết hợp hài hóa giúa các yếu tố trên trong q trình phát triển.