Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về chủ nghĩa xãhội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến năm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử ĐẢNG tập bài GIẢNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA và ĐƯỜNG lối đổi mới SAU đại học (Trang 48 - 52)

- Tài liệu tham khảo không bắt buộc

1. Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về chủ nghĩa xãhội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến năm

1.1. Đại hội lần thứ VII của Đảng và Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đại hội lần thứ VII của Đảng triệu tập vào tháng 6 năm 1991, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến đổi sâu sắc. Ý nghĩa trong đại của Đại hội là ở chỗ, đây là lần đầu tiên Đảng ta thông qua Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Cương lĩnh khẳng định những khó khăn và thuận lợi của tình hình trong nước và quốc tế khi nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, xác định xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: “Do nhân dân lao động làm chủ. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng

sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự đo, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đồn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”43.

Nêu lên mơ hình xã hội xã hội chủ nghĩa là bước phát triển quan trọng trong tư duy và nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và đề ra nhiệm vụ nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh sâu sắc, có hệ thống. Đại hội nêu rõ chính sách đối ngoại rộng mở: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Cương lĩnh xác định phương hướng cơ bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc:

Thứ nhất, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do

dân và vì dân, lấy liên minh cơng- nơng và đội ngũ trí thức làm nền tảng.

Thứ hai, phát triển lực lượng sản xuất, cơng nghiệp hóa đất nước

theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện là nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ ba, từng bước thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Phát

triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Thứ tư, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng,

văn hóa. Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp trong nước đi đơi với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người.

Thứ năm, thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc, mở rộng Mặt trận

dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh.

Thứ sáu, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ

chiến lược của cách mạng Việt Nam.

Thứ bảy, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về tư tưởng, chính trị

và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

- Cương lĩnh xác định những định hướng lớn về chính sách kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phịng – an ninh. Đồng thời, khẳng định vị trí, vai trị của hệ thống chính trị và sự lãnh đạo của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đánh dấu bước trưởng thành mới của Đảng. Đại hội đã hoạch định con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm của Việt Nam và đề ra những giải pháp đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn.

Với việc thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội – Cương lĩnh trong thời kỳ đổi mới, nhận thức của Đảng

về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được phác thảo trên những nét lớn.

1.2. Sự bổ sung phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội sau Đại hội VII

Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6- 1996) tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, chỉ rõ: Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới trong những năm qua cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa “Tuy trong q trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến

chệnh hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác”44. Đại hội đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đại hội lần thứ IX của Đảng, bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên các nội dung cơ bản:

Về mục tiêu cách mạng, lý tưởng của Đảng: “Quyết tâm xây dựng nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đại hội bổ sung thêm cụm từ “dân chủ” vào mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta và diễn đạt mục tiêu chung là: “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. So với các Đại hội trước, việc xác định như vậy phản ánh đầy đủ hơn, rõ ràng hơn nhận thức về vấn đề dân chủ, một vấn đề lớn thuộc về bản chất của chủ nghĩa xã hội.

Về nền tảng tư tưởng của Đảng, Đại hội nói rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trong trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng.

Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta: là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

Về đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải đấu tranh giai cấp. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu 44 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đồn kết tồn dân tộc trên cơ sở liên minh cơng nơng và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp hài hồ các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.

Chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế: dưới chủ nghĩa xã hội cịn tồn tại ba hình thức sở hữu (tồn dân, tập thể, cá thể) và cịn tồn tại nhiều thành phần kinh tế.

Về mơ hình kinh tế tổng qt trong thời kỳ quá độ ở nước ta: Đại hội chính thức đưa ra khái niệm “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Mục đích củanền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối. Đó là nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách; thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và cơng bằng xã hội. Đó cũng chính là sự khác nhau giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Đại hội X đã tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết của Đại hội IX và tổng kết 20 năm đổi mới. Đại hội khẳng định: Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ; hệ thống luận điểm về công cuộc đổi mới, về xã hội XHCN và con đường đi lên CNXH Ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản: “Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, tồn qn, cơng cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử”45.

Đại hội X nêu rõ, trong khi khẳng định những thành tựu nói trên, cần thấy rõ, cho đến nay nước ta vẫn trong tình trạng kém phát triển. Kinh tế còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị cịn nhiều yếu kém. Lý luận chưa giải đáp

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử ĐẢNG tập bài GIẢNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA và ĐƯỜNG lối đổi mới SAU đại học (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w