Phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử ĐẢNG tập bài GIẢNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA và ĐƯỜNG lối đổi mới SAU đại học (Trang 124 - 127)

- Trong định hướng đổi mới mơhình tăng trưởng và cơ cấu lại nềnkinh

a) Phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN

* Nhận thức:

- Về mơ hình kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

Trước đổi mới, do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, chúng ta đã xem kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch.Không thừa nhận trên thực tế nền kinh tế nhiều thành phần, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xố bỏ sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, tư nhân, xây dựng nền kinh tế khép kín.

Trong q trình đổi mới, Đảng ta nhận thức ngày càng rõ hơn tính tất yếu, mục tiêu, bản chất, đặc trưng, cấu trúc, thể chế, cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đại hội IX khẳng định: KTTT, định

hướng XHCN là mơ hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Đại hội XI:Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Về các yếu tố bảo đảm định hướng XHCN trong nền KTTT: Trước hết thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”, giải phóng mạnh mẽ và khơng ngừng phát triển sức sản xuất, từng bước QHSX tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng Bảo đảm tăng trưởng kinh tế với thực hiện cơng bằng xã hội ngay trong từng chính sách phát triển. Phát huy quyền làm chủ XHCN của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế, có nhiều hình thức sở hữu,

nhiều thành phần kinh tế trong đó: Khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế, kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được khuyến khích phát triển. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

- Về quan hệ phân phối, thực hiện phân phối theo kết quả lao động và

hiệu quả kinh tế là chủ yếu; đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối theo hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Tiền lương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động. Từ chỗ coi Nhà nước là chủ thể quyết định phân phối chuyển sang thị trường quyết định phân phối lần đầu và Nhà nước thực hiện phân phối lại.

- Về các yếu tố thị trường và các loại thị trường được xây dựng ngày

càng đồng bộ hơn, bảo đảm cung cầu, cạnh tranh lành mạnh. Sử dụng linh hoạt có hiệu quả các cơng cụ chính sách vĩ mơ theo các nguyên tắc của thị trường. Không ngừng phát triển, hồn thiện các loại thị trường: hàng hóa, vốn, lao động...

- Về vai trò chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Đã có sự thay đổi căn bản, Nhà nước quản lý điều tiết nền kinh tế thị trương thông qua pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, các cơng cụ kinh tế và lực lượng vật chất cần thiết và phù hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường; xây dựng, hoàn thiện thể chế, tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh, hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Nhà nước đóng vai trị là chủ thể nền kinh tế thông qua việc đầu tư vốn và quản lý tài sản công; tách quyền của chủ sở hữa và quyền quản lý, sử dụng; có sự phân cấp ngày càng nhiều hơn để phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương cơ sở; xóa bỏ các hình thức bao cấp; hạn chế, kiểm sốt và xóa bỏ độc quyền kinh doanh..

- Về vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế, tham gia quản lý kinh tế cũng được nhận thức ngày càng rõ hơn. Mở rộng dân chủ,

hồn thiện co chế để nhân dân đóng góp ý kiến, phản biện xã hội và giám sát hoạt động của Đảng và Nhà nước.

- Về vai trò lãnh đạo của Đảng, nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò lãnh đạo cũng như nội dung, phương thức lãnh đạo đối với phát triển KTTT định hướng XHCN

* Thực tiễn: Tư tưởng, đường lối phát triển KTTT định hướng XHCN

từng bước được thể chế hóa thành pháp luật, cơ chế, chính sách. Các thành phần kinh tế và chế độ phân phối đã phát triển đa dạng, từng bước tuân thủ các quy luật. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường đang hình thành, phát triển, cơ bản có sự liên thơng, gắn kết giữa thị trường trong nước và quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường thế giới. Đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương về kinh tế; kịp thời điều chỉnh những chủ trương, giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước hình thành và phát triển, thể chế KTTT định hướng XHCN được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện. Đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng KT - XH; kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường; đời sống các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử ĐẢNG tập bài GIẢNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA và ĐƯỜNG lối đổi mới SAU đại học (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w