- Tài liệu tham khảo không bắt buộc
3. Một số vấn đề rút ra từ quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Một là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm vững hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm riêng của Việt Nam để xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, bước đi thích hợp của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt tiến trình cách mạng, là bài học lớn của cách mạng Việt Nam. Cần nắm vững bài học đó để vận dụng trong hoạch định, phát triển đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chú trọng hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm riêng của Việt Nam để hoạch định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính đúng đắn, thực tế của đường lối, để tránh chủ nghĩa giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Đại hội IV của Đảng (12-1976) đã xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cả nước có ba đặc điểm lớn, trong đó đặc điểm hàng đầu là Việt Nam đang ở trong quá
trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đây là đặc
điểm lớn nhất nói lên thực chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và quy định nội dung chủ yếu của q trình đó. Tuy nhiên, trên thực tế, đặc điểm đó đã khơng được nhận thức đúng đắn, sâu sắc nên đã dẫn tới chủ trương nóng vội, làm trái quy luật. Đại hội VI của Đảng (12-1986) đã nhận thức rõ hơn hoàn cảnh và đặc điểm để đề ra đường lối đổi mới thích hợp. Sự phát triển, bổ sung đường lối đổi mới và Cương lĩnh luôn luôn xuất phát từ thực tiễn, yêu cầu đặt ra của tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nội dung, hình thức, bước đi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ngày càng phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm của đất nước và thúc đẩy đất nước phát triển.
Hai là, nhận thức rõ những đặc trưng và quy luật khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vận dụng sát hợp với thực tiễn Việt Nam.
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin và Hồ Chí Minh đã đề cập rất rõ về những đặc trưng của thời kỳ quá độ, đó là thời đại chuyển biến cách mạng sâu sắc, triệt để. Kinh tế nhiều thành phần và quan hệ, cơ chế thị trường tồn tại và
chi phối suốt thời kỳ quá độ. Sự tồn tại nhiều giai cấp, lực lượng xã hội và những nội dung, hình thức mới của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ. Chế độ chính trị trong thời kỳ q độ với vai trị của Đảng Cộng sản cầm quyền, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa chế độ chính trị và chế độ kinh tế. Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử rất dài và trải qua nhiều chặng đường, bước đi quá độ khác nhau. Cần nhận thức rõ những quy luật chi phối quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và nhiều quy luật khác về kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội VI của Đảng (12-1986) nhấn mạnh bài học về nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, không ngừng nghiên cứu, tổng kết lý luận, tổng kết thực tiễn để nhận thức ngày càng rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng
một xã hội hoàn tồn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Vì
vậy, phải vừa làm vừa tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý luận. Phải sử dụng quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để tổng kết kinh nghiệm của Đảng. Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh lý luận là sự tổng kết
những kinh nghiệm. Khơng có kinh nghiệm thì khơng thể phát triển lý luận.
Đảng đã sớm xác định: “Tổng kết kinh nghiệm là một phương pháp hết sức quan trọng để nâng cao trình độ lý luận và năng lực công tác của cán bộ, đảng viên”. Trong lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặc biệt chú trọng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, tổng kết các kinh nghiệm, bài học trong từng nhiệm kỳ, có những nghị quyết chuyên sâu về công tác lý luận, nội dung lý luận cần làm rõ. Cần thiết phải nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp. Tăng cường nghiên cứu lý luận để có cơ sở khoa học cho sự bổ sung, phát triển đường lối, Cương lĩnh. Chú trọng năng lực vận dụng lý luận, tổ chức thực tiễn để lý giải làm rõ những vấn đề căn
bản của chủ nghĩa xã hội và những vấn đề mới do thực tế của đất nước và thời đại đặt ra.
Bốn là, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài, kết hợp nội lực với ngoại lực.
Ngay từ năm 1956-1957, khi từng bước hình thành đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng cần phải tìm ra con đường riêng, xác định quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với Việt Nam, khơng thể làm giống như nước ngồi mặc dù có thể chú ý kinh nghiệm của các nước. Mỗi nước có hồn cảnh lịch sử, giá trị văn hóa, truyền thống riêng nên cách làm, bước đi khơng thể giống nhau. Khi mơ hình của chủ nghĩa xã hội đổ vỡ ở các nước Đông Âu và Liên Xơ, càng địi hỏi Đảng nêu cao tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo để xác định hình thức, bước đi và giải pháp thích hợp. Đổi mới không phải là xa rời mà là thực hiện mục tiêu chủ nghĩa xã hội tốt và có hiệu quả hơn bằng hình thức, bước đi, giải pháp thích hợp. Khi khơng còn nước xã hội chủ nghĩa đi trước giúp đỡ, Việt Nam vẫn có thể tự mình đi lên con đường xã hội chủ nghĩa với mơ hình thích hợp. Với chính sách đối ngoại đúng đắn có thể hội nhập quốc tế có hiệu quả, phát huy tối đa nội lực và tranh thủ được ngoại lực để đất nước phát triển độc lập, nhanh và bền vững. Phát huy tính ưu việt của chế độ chính trị, sự ổn định về chính trị ở trong nước với những cơ hội thuận lợi do tình hình thế giới nhất là về tồn cầu hóa, đối thoại, hội nhập, thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ để đi tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Nhận thức về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước năm 1975. 2. Nội dung đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đại hội IV của Đảng đề ra (12-1976) và quá trình lãnh đạo thực hiện đường lối, thành quả và hạn chế?
3. Nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới khủng hoảng kinh tế, xã hội từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX.
4. Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
5. Những nội dung bổ sung, phát triển của Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011) tại Đại hội XI của Đảng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO- Tài liệu tham khảo bắt buộc - Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 – 2016), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2015.
2. Đinh Thế Huyng, Phùng Hữu Phú…. (Chủ biên), 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2015.
3. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2008.
4. Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, H. 2008.
5. Hỏi đáp Lịch sử Đảng CSVN, Nxb Quân đội nhân dân, H. 2004.
- Tài liệu tham khảo không bắt buộc
1. Nguyễn Đức Bình (Chủ biên), Về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2004.
2. Hồ Chí Minh, Về chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB CTQG, H, 1998, trang 42-376.
3. Nguyễn Trọng Phúc (2001): Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Trọng Phúc (2007): Đổi mới ở Việt Nam thực tiễn và nhận
thức lý luận, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Sự, Con đường đổi mới đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội 91986-1996), Nxb Quân đội nhân dân, H. 2014.
Chuyên đề 4
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUYLÝ LUẬN CỦA ĐẢNGVỀ MƠHÌNH KINH TẾỞ NƯỚC TA VỀ MƠHÌNH KINH TẾỞ NƯỚC TA
MỤC TIÊU
- Kiến thức:Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về quá trình
hình thành và phát triển nhận thức của Đảng về mơ hình kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam;
- Kỹ năng:Chuyên đề góp phần hình thành cho học viên phương pháp
tư duy khoa học trong nhận thức, đánh giá về hoạt động lý luận và thực tiễn của Đảng về mơ hình kinh tế ở Việt Nam; biết vận dụng kiến thức được trang bị để phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến hoạt động phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay.
-Về tư tưởng: Giúp học viên củng cố niềm tin với những căn cứ khoa
học về vai trị của Đảng đối với cách mạng Việt Nam; tích cực đấu tranh chống lại các quan điểm, nhận thức sai trái.
NỘI DUNG
1. Bối cảnh và tính tất yếu chuyển sang đường lối phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa