Sự phát triển nhậnthức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử ĐẢNG tập bài GIẢNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA và ĐƯỜNG lối đổi mới SAU đại học (Trang 115 - 120)

- Trong định hướng đổi mới mơhình tăng trưởng và cơ cấu lại nềnkinh

4. Sự phát triển nhậnthức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, trong đó nhiệm vụ trung tâm là "phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa"; một mặt, phải mở rộng dân chủ, trước hết là dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có việc Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền thừa kế hợp phápcủa công dân; mặt khác, phải mở rộng giao lưu, thơng thương hàng hóa trong nước và quốc tế, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Những yêu cầu mới này đều phải được xác định bằng pháp luật để làm căn cứ, làm chuẩn mực cho sự vận hành kinh tế - xã hội.

Nhận thức của Đảng về nhà nước pháp quyền cũng trải qua quá trình từng bước vừa mạnh dạn, vừa thận trọng. Đại hội VI bắt đẩu ý thức rõ hơn về vai trò của pháp luật, nhấn mạnh việc quản lý xã hội bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý. Đến Đại hội VII, Đảng ta vẫn chưa nêu khái niệm nhà nước pháp quyền, nhưng trong văn kiện đã xác định những nội dung cải cách nhà nước theo tinh thần nhà nước pháp quyền và quan hệ trực tiếp đến xây

dựng nhà nước pháp quyền: "Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo phương hướng: Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng; tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện thống nhất quyền lực nhưng phân công, phân cấp rành mạch; bộ máy tinh giản gọn nhẹ và hoạt động có chất lượng cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, quản lý"1. Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, nhận thức mới về vấn đề nhà nước pháp quyền được thể hiện khá toàn diện, cụ thể. Hội nghị khẳng định: Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nưóc pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp cơng nhân với nơng dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng lãnh đạo.

Như vậy, đến đây, lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng chính thức sử dụng khái niệm nhà nước pháp quyền Việt Nam, đồng thời đã chỉ ra những nguyên tắc, những đặc trưng cơ bản của nó, những nội dung cần tiếp tục thực hiện trên tất cả các mặt theo định hướng nhà nước pháp quyền. Có thể nói, đó là một bước tiến khá dài trên con đường nhận thức về nhà nước pháp quyền ở nước ta.

Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa VII chuyên đề bàn về Nhà nước, Đảng đã ra nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hồn thiện Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước. Hội nghị đã nêu 5 quan điểm cơ bản cần nắm vững trong quá trình xây dựng và kiện tồn Nhà nước.

Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII (tháng 6-1997) ra nghị quyết "về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cơng hịa xã hôi chủ nghĩa Viêt Nam trong sạch, vững mạnh", Trung ương Đảng khẳng định tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 8 khóa VII và nhấn mạnh ba yêu cầu: tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; tiếp tục xây dựng và

hoàn thiện Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước. Ba yêu cầu trên quan hệ chặt chẽ với nhau, dựa trên nền tảng chung là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, thực hiện đại đồn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị Trung ương 4 khóa IX (tháng 11-2001) tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng như mơ hình tổng thể của bộ máy nhà nước. Những tư tưởng đó đã được bổ sung vào Hiến pháp năm 1992 (Điểu 2).

Nhìn lại quá trình nhận thức về Nhà nước pháp quyền trong sự nghiệp đổi mới thông qua các văn kiện của Đảng và Nhà nước, có thể nêu những nhận xét chính sau đây:

- Nhận thức về Nhà nước pháp quyền đã trải qua một q trình khơng đơn giản, nhưng rõ ràng đã có một bưốc tiến dài trên con đường tiếp cận, nhận thức và vận dụng nó. Tuy các văn kiện cịn sử dụng những tến gọi khác nhau: "nhà nước pháp quyền Việt Nam”, "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", ”Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghla của dân, do dân, vì dân”, nhưng thực chất là thống nhất với nhau ở những yêu cầu, những đặc trưng cơ bản của nó. Đó là các đặc trưng cơ bản sau:

Một là, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Dân ở đây là nhân dân lao

động, nền tảng là liên minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức, trên cơ sở đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hai là, Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đồng

thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Ba là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp

giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyển lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Bốn là, quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt

động của Nhà nước.

Năm là, tăng cường vai trị lãnh đạo của Đảng đơi với nước.

dựng một hệ thông pháp luật mới, phát triển về chất, từ "pháp luật thời bao cấp" chuyển sang "pháp luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh trong nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Nhà nước ta đã ban hành một khối lượng lớn văn bản pháp luật, nhiều bộ luật mới ra đời (Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động...), tham gia ký kết nhiều hiệp định quốc tế. Thủ tục ban hành pháp luật chặt chẽ hơn nhiêu. Nhờ vậy, hệ thống pháp luật đã đáp ứng được yêu cầu quản lý trong điều kiện của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

- Theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền, trong đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng - như Hội nghị Trung ương ba khóa IX đánh giá – là có tiến bộ rõ rệt từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động, từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp". Nhìn tổng quát, đến nay ở nước ta đã định hình một Nhà nước cơ bản đáp ứng được và thích nghi dần với những đòi hệi của kinh tế thị trường, hội nhập.

Quốc hội đã chụyển từ Quốc hội có phần hình thức sang một Quốc hội hoạt động thực chất, tranh luận, trí tuệ. Kết quả nổi bật trong hoạt động của Quốc hội ở thời kỳ đổi mới là một mặt, tăng thêm tính dân chủ (thảo luận, tranh luận...), mặt khác tăng thêm tính pháp quyền; Quốc hội thực hiện đúng chức năng của mình theo luật. Chế độ bầu cử đại biểu Quôc hội đã đổi mới theọ yêu cầu dân chủ và pháp quyền. Theo đó, có thêm nhiều chế định mới, cách làm mới, như có ứng cử viên tự do, tăng thêm đại biểu chuyên trách, chú ý tiêu chuẩn đại biểu để nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Quổc hội.

Chính phủ đã có những đổi mới rõ rệt từ cơ cấu tổ chức đến phương thức hoạt động, về cơ cấu tổ chức, cùng với việc thu gọn bộ máy, đã thực hiện phân biệt chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, đưa nhiều xí nghiệp ra khởi "Bộ chủ quản", hình thành hệ thông tổ chức công ty. Nhờ phân biệt bộ là phạm trù hành chính, với ngành là phạm trù kinh tế - kỹ thuật, đã tiên hành sáp nhập nhiều bộ với nhau, làm chức năng quản lý hành chính đa ngành, đa lĩnh vực. Qua đổi mới, đội ngũ cán bộ, cơng chức cũng có sự phát triển, thích nghi dần với u cầu quản lý trong điều kiện mới. Cơ chế hoạt động của Chính phủ cũng có sự đổi mới

quan trọng. Chính phủ chủ yếu quản lý ở tầm vĩ mơ thơng qua các chính sách, kế hoạch, pháp luật, tập trung xây dựng những ngành kinh tế mũi nhọn có sức cạnh tranh cao; tạo ra được môi trường ổn định cho sản xuất trong nước và đầu tư nước ngoài; xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điểu kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; tiến hành kiểm tra, thanh tra chặt chẽ trong quá trình quản lý nhà nước. Đã tiến hành một bước cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, loại bở nhiều "giấy phép con", nhiều "vùng cấm" gây phiền hà, tạo nên bầu khơng khí thơng thống, cởi mở, dân chủ, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

Hệ thống các cơ quan tư pháp cũng đã có một bước cải tiến theo yêu cầu dân chủ và pháp quyền. Tòa án nhân dân thực hiện đúng hai cấp xét xử, thực hiện đúng nguyên tắc "độc lập xét xử, chỉ tuân theo pháp luật". Tòa án nhân dân tối cao tập trung vào công tác tổng kết, hướng dẫn các tòa án áp dụng pháp luật thống nhất, làm tốt chức năng giám đốc xét xử, quản lý tòa án địa phương về một số lĩnh vực. Chất lượng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được nâng cao, hướng vào làm tốt chức năng công tô' và kiểm sát hoạt động tư pháp, chuyển chức năng kiểm sát chung cho các cơ quan khác. Đã kiện tồn một bước tơ chức thi hành án; chấn chỉnh các trại giam để giáo dục, cải tạo tốt phạm nhân; củng cố và tăng cường các tổ chức bổ trợ tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn cao. Đặc biệt là, từ khi thực hiện Nghị quyết sô' 08- NQ/TW ngày 2-01-2002 của Bộ Chính trị khóa VII "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" và chương trình cơng tác tư pháp của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, lĩnh vực hoạt động tư pháp đã có một bước chuyển tích cực từ nhận thức đến tổ chức thực tiễn, từng bước đáp ứng sự mong đợi của nhân dân.

Trong gần 20 năm đổi mới, chính quyền địa phương cũng đã có một bước chuyển biến rõ nét theo yêu cầu xây dựng Nhà nưóc pháp quyền, về tổ chức, đã sửa đổi Luật về Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó quy định khi bầu cử phải có ứng cử viên tự do; danh sách ứng cử viên được nhân dân loại trừ từ dưới lên; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân nhiều hơn. Đã thực hiện một bước phân cấp theo hướng mở rộng và tăng quyền hạn cho chính quyến địa phương. Hoạt động của chính quyển địa phương củng đã có

đổi mới, giảm bớt hình thức, đi vào thực chất, thiết thực và dân chủ hơn. Hội đồng nhân dân có vai trị lớn trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Uỷ ban nhân dân các cấp thích nghi dần với những yêu cầu quản lý mới trong điều kiện kinh tế thị trường.

- Dân trí được nâng cao một bước quan trọng theo hướng dân chủ và pháp quyền, nhất là ý thức về quyền và nghía vụ của cơng dân đốì với cộng đồng xã hội có bước phát triển quan trọng trong gần 20 năm đổi mới đất nước. Cùng với sự tăng thêm hiểu biết về xã hội, về dân chủr pháp luật, ý thức về quyền con người... lại xuất hiện những nhu cầu mới về dân chủ và pháp quyền, đòi hỏi Nhà nước phải tiếp tục đổi mới.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử ĐẢNG tập bài GIẢNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA và ĐƯỜNG lối đổi mới SAU đại học (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w