- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (121986) chính thức
2.2. Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về mơhình kinh tế sau Đại hội
có ý nghĩa quan trọng trong q trình xác lập nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2.2. Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về mơ hình kinh tế sauĐại hội VI Đại hội VI
* Đại hội VII của Đảng (6-1991)
- Đại hội đề chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng XHCN.Đại hộixác định mục tiêu chiến lược
trong tiếp tục đổi mới mơ hình kinh tế ở nước ta theo hướng xây dựng nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế.
+ Về cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các cơng cụ khác. Trong cơ chế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện.
+ Thị trường có vai trị trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn
lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Nhà nước quản lý nền kinh tế nhằm định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát chặt chẽ và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế; bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.
- Đại hội VII chỉ ra một số giải pháp cụ thể để tiếp tục xác lập cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế quốc dân:
+ Giải pháp cấp bách là sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh. Trong cơ chế mới, hiện tượng bao cấp của Nhà nước đối với các doanh nghiệp quốc doanh từng bước được xoá bỏ.
+ Tiếp tục củng cố và phát triển các cơ sở kinh tế trọng điểm, các cơ sở kinh tế làm ăn có hiệu quả. Đối với những đơn vị làm ăn thua lỗ kéo dài, Đại hội chủ trương thực hiện các biện pháp mạnh như: cho thuê, chuyển hình thức sở hữu hoặc giải thể...
+ Cùng với việc sắp xếp đổi mới quản lý trong các cơ sở quốc doanh, Đại hội VII đã nhấn mạnh tới việc tiếp tục đổi mới và kiện toàn kinh tế tập thể, phát triển mạnh mẽ kinh tế gia đình, định hướng cho kinh tế tư nhân phát triển.
+ Từng bước hình thành và mở rộng đồng bộ các thị trường như: thị trường hàng tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất, thị trường vốn và tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường sức lao động và đa dạng hố các loại hình kinh doanh dịch vụ.
+ Mở rộng giao lưu hàng hoá trong nước, chú trọng nơng thơn và miền núi, xố bỏ triệt để mọi hình thức chia cắt thị trường theo địa giới hành chính, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới,... được coi là giải pháp quan trọng để tiếp tục xác lập cơ chế quản lý kinh tế mới.
Đến Đại hội VII, tư duy về xây dựng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được xác lập trên cả bình diện quản lý vĩ mơ cũng như trong hoạt động của các đơn vị kinh tế cơ sở.
* Đại hội lần thứ VIII (6-1996):
- Khi đánh giá khái quát về công cuộc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, về quá trình đổi mới nhận thức, điều chỉnh quan hệ sản xuất trong 10 năm đổi mới (1986-1996) Đại hội VIII đã khẳng định: “Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với tính chất, trình độ và yêu cầu phát triển của sức sản xuất, giải phóng và phát huy tiềm năng to lớn trong nước, tạo thuận lợi khai thác nguồn lực bên ngoài”(1).
- Xuất phát từ tình hình thực tiễn, Đại hội VIII đánh giá: đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài 15 năm
qua, mặc dù một số mặt còn chưa vững chắc. Những thành tựu đạt được cho phép chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta đến năm 2020: "Mục tiêu của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là xây dựng nước ta
thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực l-
ượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh"2.
- Đại hội xác định quan điểm chỉ đạo: trong thời kỳ mới, xây dựng và củng cố nền kinh tế nhiều thành phần được xác định là nhiệm vụ trọng yếu trong đường lối kinh tế: “Nếu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp”(2). - Khi đánh giá về vai trò của cơ chế thị trường đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, Đại hội VIII nhấn mạnh: “Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó chẳng những khơng đối lập mà cịn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa”(1).
→ Luận điểm này đánh dấu bước chuyển biến căn bản trong nhận
thức của Đảng về cơ chế thị trường, từ chỗ phủ nhận, coi đây là cơ chế đặc
trưng riêng biệt của chủ nghĩa tư bản, đối lập với chủ nghĩa xã hội... đến thừa nhận sự tồn tại khách quan cần thiết của nó đối với nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Về cơ cấu kinh tế: thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nuớc là chủ đạo, đổi mới và phát huy thành phần kinh tế hợp tác, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển.
+ Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Xây dựng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; hoàn chỉnh hệ thống pháp luật kinh tế; đổi mới cơng tác kế hoạch; đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ; nâng cao năng lực quản lý kinh tế của Nhà nước.
- Đại hội VIII nhấn mạnh tới việc xác lập một cách đồng bộ các loại
thị trường trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước: “Đẩy mạnh
tách rời việc xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa”(1).
- Đại hội chủ trương nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm phát huy tác dụng tích cực đi đơi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực, mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội của cơ chế thị trường. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế thương mại, việc điều chỉnh vai trò chức năng quản lý của Nhà nước đối với kinh tế được Đảng ta xác định là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Quản lý nhà nước về kinh tế tách khỏi quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đổi mới chức năng kinh tế của Nhà nước khơng có nghĩa là thủ tiêu vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế mà là q trình tìm tịi những biện pháp, hình thức quản lý phù hợp với cơ chế mới cũng như giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Đại hội lần thứ IX (2001)- Khái quát những nét đặc trưng căn bản của mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
- Mơ hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam là: phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính lànền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa ở Việt Nam: “phỏt triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xó hội, nõng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phõn phối”(2).
- Đặc trưng của Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
(+) Có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.
(+) Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục tiêu cực của cơ chế thị trường...
(+) Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.
(+) Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đơi với phát triển văn hố và giáo dục, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
(+) Trong thời kỳ q độ có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp cơng nhân thống nhất với lợi ích tồn dân tộc.
(+) Tăng cường tạo môi trường pháp lý cho việc mở rộng và phát triển nhiều loại hình thị trường đáp ứng kịp với nhu cầu nền kinh tế và đời sống xã hội như: thị trường tín dụng, thị trường chứng khốn, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường dịch vụ khoa học - công nghệ,... Trách nhiệm của Nhà nước là phải tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động khách quan của thị trường; tạo điều kiện phát huy mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường; kiên quyết xoá bỏ những quy định và thủ tục mang nặng tính hành chính quan liêu, bao cấp, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp và nhân dân...
* Đại hội lần thứ X (4-2006):
- Trước nhu cầu cấp bách đưa nước ta sớm thốt khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, Đại hội X tiếp tục có những đổi mới quan trọng về tư duy kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế. Nghị quyết Đại hội X chủ trương “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, trong đó đã bổ sung, phát triển một số nhận thức mới về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ mới bao gồm: mục tiêu phát triển kinh tế
thị trường ở Việt Nam; tính đồng bộ, tính hiệu quả của các loại thị trường; vai trị, vị trí các thành phần kinh tế và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình phát triển; quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đại hội xác địnhmục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước talà nhằmthực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh; giải phóng mạnh mẽ và khơng ngừng sức sản
xuất, nâng cao đời sống nhân dân; khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, đồng thời giúp đỡ người khác thoát nghèo và vươn lên khá giả hơn, đẩy mạnh xố đói giảm nghèo.
- Chủ thể nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
-> Như vậy, Đại hội X vừa khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vừa làm sáng tỏ hơn vai trị, vị trí và mối quan hệ giữa các thành phần
kinh tế khi hợp thành chủ thể kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Quan hệ giữa các thành phần kinh tế là bình đẳng trước pháp luật,
cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu; Nhà nước chỉ thực hiện sự ưu đãi hoặc hỗ trợ phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực sản xuất; một số mục tiêu xuất khẩu, tạo việc làm, xố đói giảm nghèo, khắc phục rủi ro; một số địa bàn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Phát triển kinh tế thị trường phải coi trọng tính đồng bộ của các loại thị trường và quản lý có hiệu quả sự vận hành của các loại thị trường. Để đảm
bảo tính đồng bộ của thị trường, bên cạnh phát triển những thị trường đã định hình (thị trường hàng hố - dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường vốn), cần chú ý tạo mơi trường, thể chế, tâm lý, chính sách cho sự hình thành những thị trường mới manh nha (thị trường chứng khốn, thị trường khoa học - cơng nghệ). Gắn với phát triển đồng bộ các loại thị trường là quản lý có hiệu quả các loại thị trường, tránh để thị trường vận động tự phát, gây ra các ngoại ứng tiêu cực. Không chỉ chú ý các loại hàng hố “hữu hình” mà ngày càng phải đặc biệt coi trọng phát triển các loại hàng hố “vơ hình”. Thu hẹp những hàng hố - dịch vụ được tạo ra từ doanh nghiệp độc quyền, chú ý dịch vụchất lượng cao, nhất là hàng hố - dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao.
- Đại hội X chủ trương tăng cường nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý
của Nhà nước thông qua việc thực hiện đúng chức năng quản lý và lựa chọn
phương thức tác động phù hợp.
+ Về chức năng quản lý của Nhà nước, trước hết, định hướng sự phát
triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường; thứ hai, tạo mơi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực xã hội cho phát triển; thứ
ba, hỗ trợ phát triển, chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
quan trọng, hệ thống an sinh xã hội; thứ tư, bảo đảm tính bền vững và tích cực