- Tài liệu tham khảo không bắt buộc
1. Bối cảnh và tính tất yếu chuyển sang đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.1. Ở trong nước, mơ hình kinh tế phi thị trường và đơn nhất thànhphần kinh tế đã tỏ ra kém hiệu quả. phần kinh tế đã tỏ ra kém hiệu quả.
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xả hội bỏqua chế độ tư bản chủ nghĩa trong hoàn cảnh một nước nghèo, kinh tế, kỹ thuật lạc hậu, trình độ phát triến xã hội thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Suốt một thời gian dài, Việt Nam cũng như nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác đã áp dụng mơ hình xã hội chủ nghĩa kiểu Xơviết, mơhình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, mà thực chất là mơ hình kinh tế cứng nhắc phi thị trường, quá đề cao vai
trò của một thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, cịn các thành phần kinh tế khác bằng những chính sách, biện pháp hành chính, áp đặt nóng vội để đẩy nhanh tiến độ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với chúng, với mục tiêu chính khơng phải là để huy động, phát triển, mà là hạn chế, thu hẹp, thậm chí xóa bỏ các thành phần kinh tế được gọi là "phi xã hội chủ nghĩa". Kết cục là thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh và tập thể) phát triển nhanh về số lượng, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, nhưng hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp và ngày càng có xu hướng giảm sút.
Cơng bằng mà nói, trong một thời gian, mơ hình kinh tế này đã từng
phát huy tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa theo kiểu cổ điển, tập trung được các nguồn lực, sức người, sức của đáp ứng
yêu cầu của cuộc .kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. Nhưng càng về sau, nócàng bộc lộ những khiếm khuyết, mà chủ yếu là các nhu cầu của xã hội vượt quá khả năng đáp ứng của một nền kinh tế kém hiệu quả, thiếu năng động do thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu và chế độ phân phối (về cơ bản) bình qn chủ nghĩa. Chính điều đó, đã kìm hãm, đã làm thui chột động lực và tính cạnh tranh giữa các lực lượng kinh tế, không huy động và sử dụng được các nguồn lực của đất nước để tạo đà cho sự phát triển. Cộng với công tác chỉ đạo, lãnh đạo, quản lý cũng
phạm phải một số sai lầm, mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm ấy là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, giản đơn, nóng vội, khơng tơn trọng quy luật kinh tế khách quan; nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế của Việt Nam,khiến cho nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ kéo dài, rồi khủng
hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài; sản xuất phát triển chậm, kém hiệu quả và bấp bênh, tình trạng thiếu hụt, khan hiếm hàng hóa (kể cả lương thực); lạm phát phi mả (774,7% năm 1987), đời sống nhân dân rất khó khăn. Do dó, đoạn tuyệt với cơ chế kinh tế cũ, lạc hậu và phát triển kinh tế đã trở thành đòi hỏi bức thiết và tất yếu đối với Việt Nam
1.2. Từ phía quốc tế, bắt đầu từ thập niên 80 củathế kỷ XX, nhiều sức ép đối với sự phát triển kinh tế thế kỷ XX, nhiều sức ép đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng đã xuất hiện và gia tăng
Chính phủ Mỹ thi hành chính sách cấm vận kinh tế đối với Việt Nam từ cuối thâp niên 70 của thế kỷ XX nhằm đặt nền kinh tế Việt Nam vào thế cô lập, suy yếu và dẩn tới sự sụp đổ. Dưới áp lực của Mỹ, nhiều Chính phủ, tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế, tập đồn và cơng ty trên thế giới cũng buộc phải hạn chếhoặc ngừng quan hệ với Việt Nam. Tuy chính sách này khơng làm cho Việt Nam bị cơ lập hồn tồn, nhưng kéo dài thời gian thi hành chính sách cấm vận ấy đã gây ra hậu quả không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam.
Khi Việt Nam lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội thì Liên Xơ, các nước xã hội chủ nghĩa Đơng Âu và nhiều nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới cũng lâm vào tình cảnh tương tự.
Do khủng hoảng kinh tế, các nước xã hội chủ nghĩa cũng không thể triển khai kế hoạch hợp tác kinh tế với Việt Nam một cách bình thường. Do đó, viện trợ từ các nước xã hội chu nghĩa - nguồn lực phát triển hết sức quan trọng đối với Việt Nam - bị suy giảm; hoạt động thương mại của Việt Nam đối với khu vực thị trường truyền thống, thị trường quan trọng hàng đầu cũng bị suy giảm mạnh, làm trầm trọng thêm những mất cân đối lớn vốn có của nềnkinh tế.
Trong khi đó, thành cơng của Trung Quốc trong việc "cảicách,mở cửa" (1978) nền kinh tếtheo định hướng thi trường nhưng vẫn giữ được con đường xãhội chủ nghĩa và nền kinh tề Trung Quốc có sự tăng trưởng phát triển nhanh. Có thể nói đây là những gợi ý và tham khảo cho chiến lược phát triến của Việt Nam trong bối cảnh mới.
Hơn nữa, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang diễn ra với quy mơ lớn chưa từng có, đem lại cho lồi người những thành tựu vô cùng to lớn. Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, nhiều nước trên thế giới thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, mở cửa nền kinh tế và phát triển kinh té thị trường có sự quản lý của nhà nước.
1.3. Để thốt khỏi tình thế khó khăn, khủng hoảng tất yếu phải đổi mới
Những điểm trên đây đã khắc họa tình thế, có thể nói là khó khăn và "nguy nan" của nền kinh tế Việt Nam vào nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Để thốt khỏi tình thế đó, rõ ràng cần có sự đột phá lớn. Cơng cuộc tìm tịi, thử
nghiệm đã được đặt ra đối với Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam.
Hội nghị lần thứ sáu BCHTƯ Đảng khóa IV (8-1979), với quan điểm "làm cho sản xuất bung ra", có thể coi là sự đột phá đầu tiên trong việc-thay đổi chủ trương, chính sách trên lĩnh vực kinh tế, với ý nghĩa là khắc phục những khuyết điểm sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ những rào chắn để cho lực lượng sản xuất phát triển. Đó là bước đột phá đầu tiên trong hành trình tìm tịi đổi mới của Đảng
Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "khốn sản phẩm đến nhóm và người lao dộng" đã tạo ra động lực mới trong sản xuất nơng nghiệp.Quyết định 25-CP của Chính phủ “Vềmột số chủ trương và biện pháp phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp quốc doanh" là một sự điều chỉn quan trọng cơ chế quản lý cơng nghiệp.
Hội nghị lần thứ tám BCHTƯ Đảng khóa V (tháng 6- 1985) đã tập trung bàn về giá - lương - tiền. Hội nghị đã đi đến quyết định quan trọng: dứt khốt xóa bỏ tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện chế độ tập trung, dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đây chính là khâu đột phá cótính quyết định để xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp; thực hiện cơ chế một giá, chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đây là bước mở đầu hình thành tư duy về sản xuất hàng hóa, thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hóa.
Những cuộc thử nghiệm ban đầu, những cải biến và thay đối cục bộ trong khuôn khổ của cơ chế cũ - tùy theo một xu hướng tích cực và nhất thời tháo gỡ được một số khó khăn, ách tắc trên lĩnh vực kinh tế, nhưng cũng lại xuất hiện những bất cập, sai lầm mới, nhất là trong lĩnh vực phân phối lưu thơng, vì vậy khủng hoảng kinh tế xã hội khơng giảm, mà trở nên bất ổn hơn. Điều đó chứng tỏ bước đột phá để thốt ra khỏi khó khăn phải hết sức căn bản, tồn bộ, đổi mới phải mang tính cách mạng và triệt để.
2. Qúa trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về mơ hình kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa