Hoạt động tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 30 - 34)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHTM

Khái niệm tín dụng NHTM

NHTM là một chủ thể trong nền kinh tế, gắn với chức năng của nó thì NHTM vừa đóng vai trị là người đi vay (huy động vốn dưới dạng tiền gửi của khách hàng) vừa đóng vai trị người cho vay (cấp tín dụng). Dưới góc độ người đi vay NHTM huy động và tập trung các nguồn tiền nhỏ lẻ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay đối với nền kinh tế.

Đứng trên phương diện người cho vay NHTM chuyển nhượng cho khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp và chủ thể khác) quyền sử dụng một lượng giá trị từ nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu (có thể dưới hình thức hàng hố hoặc tiền tệ) với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thoả thuận dựa trên ngun tắc có hồn trả.

Trong luận văn này tác giả nghiên cứu tín dụng NHTM chủ yếu trên phương diện nghiệp vụ cho vay.

Tín dụng nói chung thì có nghĩa là đi vay và cho vay song tín dụng ngân hàng thì có nghĩa là hoạt động ngân hàng cho các đơí tượng vay vốn. Hoạt động ngân hàng đi vay được gọi là hoạt động huy động vốn.

Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm số 07/1997/QH10 ngày 12/12/2017 định nghĩa: “ Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”

Vì vậy tín dụng NHTM là quan hệ vay mượn phát sinh từ việc NHTM sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để thực hiện cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, dân cư với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thoả thuận dựa trên ngun tắc có hồn trả.

Trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng ngân hàng có nghĩa là hoạt động cho vay. Hoạt đi vay của ngân hàng được gọi là hoạt động huy động vốn.

Trong hoạt động, tín dụng ngân hàng có những đặc trưng cơ bản sau:

-Thứ nhất, hoạt động tín dụng ngân hàng dựa trên ngun tắc có hồn trả. -Thứ hai, giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, tức phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.

-Thứ ba, hoạt động tín dụng ngân hàng dựa trên ngun tắc có thời gian. -Thứ tư, hoạt động tín dụng ngân hàng rất nhạy cảm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp.

-Thứ năm, hoạt động tín dụng ngân hàng ln chứa đựng rủi ro.

Các hình thức tín dụng ngân hàng thương mại

Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau người ta có thể phân loại tín dụng NH như sau:

a. Căn cứ vào thời gian cấp tín dụng

+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm. Đối với khoản tín dụng này thường được dùng để bù đắp sự thiếu hụt nhu cầu vốn lưu động và nhu cầu chi tiêu cá nhân.

+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, được sử dụng chủ yếu đầu tư tài sản cố định, mở rộng SXKD, xây dựng các dự án mới có quy mơ nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đầu tư tài sản cố định, nó cịn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các DN và nhu cầu tiêu dùng cá nhân như: mua sắm các tài sản có giá trị lớn hay đầu tư bất động sản…

+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh hay dự án dài hạn như: xây dựng nhà ở, phương tiện vận tải, xây dựng nhà xưởng mới,... Hiện nay các NHTM đang nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng.

b. Căn cứ theo tính chất đảm bảo cấp tín dụng

+ Tín dụng có đảm bảo: Trong hợp đồng tín dụng khách hàng đi vay cam kết đảm bảo về việc dùng tài sản mà mình đang sở hữu hoặc sử dụng để trả nợ cho NHTM như: Nhà cửa, vật kiến trúc, quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị, ơtơ, TSCĐ khác… hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba. Khi không thực hiện việc trả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng, NHTM sẽ phát mại những tài sản đảm bảo đó trên thị trường nhằm thu hồi vốn và lãi.

+ Tín dụng khơng có đảm bảo: Là loại cho vay khơng có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách

hàng . Đối với những khách hàng có uy tín, có tài chính lành mạnh, quản lý có hiệu quả, làm ăn thường xuyên có lãi, khơng xảy ra tính trạng nợ nần thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.

c. Căn cứ theo hình thức tài trợ tín dụng

+ Cho vay: Theo Thông tư 36/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay là “Là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi”. Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng.

- Cho vay từng lần: Áp dụng cho các trường hợp khách hàng vay vốn bổ sung vốn lưu động theo món thời gian theo nhu cầu của khách hàng không quá 12 tháng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Áp dụng trong các trường hợp khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động thường xun, có mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có uy tín với ngân hàng . Khi hợp đồng tín dụng theo hạn mức có hiệu lực, khách hàng cần rút vốn sẽ không cần phải ký thêm hợp đồng tín dụng mà chỉ cần lập giấy nhận nợ kèm bảng kê và bản sao chứng từ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng tiền vay.

- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

- Cho vay hợp vốn (đồng tài trợ): Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn cuả khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợp các tổ chức tín dụng khác để thực hiện. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Ngân hàng

và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phịng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phịng.

- Cho vay thơng qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh tốn tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thoả thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng trong phạm vi hạn mức tín dụng.

+ Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản cho khách hàng thuê, dựa trên hợp đồng thuê tài sản được ký kết với điều kiện thoả thuận nhất định. + Chiết khấu thương phiếu: Là việc khách hàng được ngân hàng ứng trước một số tiền tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu (giấy tờ có giá khác) chưa đến hạn thanh toán.

+ Bảo lãnh: Là việc NHTM cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ cho khách hàng. Nghiệp vụ này NHTM chưa phải xuất tiền ra, song ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu phí.

d. Căn cứ vào đối tượng khách hàng

+ Tín dụng đối với khách hàng pháp nhân: Là những khách hàng có tư cách pháp nhân tồn tại dưới hình thức DN Nhà nước và các DN ngồi quốc doanh, có nhu cầu vốn vay cao, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư …

+ Tín dụng đối với khách hàng thể nhân: có nhu cầu vay đa dạng với những món vay nhỏ lẻ, chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh nhỏ.

e. Dựa vào quy mơ khách hàng

+ Tín dụng đối với DN lớn: Chủ thể vay ở đây là các DNNN, công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngồi có quy mơ hoạt động kinh doanh lớn, có khả năng cung cấp hàng hoá dịch vụ với số lượng lớn và ảnh hưởng chi phối nền kinh tế.

+ Tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Các DN sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau có quy mơ nhỏ lẻ, nhu cầu vốn không lớn. Tiêu thức phân loại này có thể thay đổi trong q trình phát triển kinh tế.

+ Tín dụng đối với các cá nhân và hộ gia đình: có nhu cầu vay vốn để kinh doanh và tiêu dùng là chủ yếu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w