Đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 123 - 125)

- Nhóm 5: Nhóm dư nợ có khả năng mất vốn (nhóm nợ xấu) Các khoản nợ

Lý do đề xuất giải pháp

3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước

Phát huy hơn nữa vai trò và thế mạnh trong điều hành kinh tế vĩ mơ, điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ hợp lý góp phần vào sự ổn định và phát triển nền kinh tế. Vai trò quản lý của Ngân hàng nhà nước là yếu tố hết sức quan trọng để quyết định đến định hướng và phát triển đất nước. Do đó mà biện pháp quản lý phải phù hợp hơn, đi sát với thực tế và quy luật kinh tế khách quan, mang tính chất là địn bảy kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh đồng thời đảm bảo sự an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước cần trú trọng hơn nữa trong việc điều hịa mức lạm phát, thất nghiệp và chính sách quản lý ngoại hối. Hiện nay ở Việt Nam tình trạng lạm phát rất cao, hầu hết các mặt hàng đều tăng giá và rất khó kiểm sốt cho các cơ quan

quản lý thị trường như: xăng dầu, điện, than, phân bón....gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng như sự ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng phát triển kinh tế. Ngân hàng nhà nước cần xem lại các chính sách điều chỉnh sao cho phù hợp, duy trì một mức lạm phát vừa phải, trong tầm kiểm sốt và khơng ảnh hưởng lớn đến tiến trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước.

Ngân hàng nhà nước cần rà soát các văn bản cũ, thiếu đồng bộ, khơng cịn phù hợp với thực tế, nghiên cứu các thơng tư hướng dẫn bổ sung để hồn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu lực các văn bản pháp luật về điều chỉnh cho vay của các ngân hàng nhằm đảm bảo an tồn và lành mạnh trong kinh doanh tín dụng. Ngân hàng nhà nước nên có những kiến nghị với Chính phủ, quy định rõ những trách nhiệm về trách nhiệm và xử phạt hành chính, kinh tế của khách hàng trong quan hệ với Ngân hàng.

Ban hành các cơ chế xử lý rủi ro cho các Ngân hàng hoạt động trong khu vực bất động sản, các tài sản thế chấp đối với các khoản vay mà khách hàng không trả được nợ khiến Ngân hàng phải tịch biên, phát mại tài sản thế chấp để bù đắp rủi ro với khoản vay .

Việc thanh tra kiểm tra giám sát của NHNN đối với các ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng trong thời gian gần đây đã sâu sát hơn nhưng vẫn chưa phát huy hết được vai trị vốn có của nó. Nhiều trường hợp vi phạm do khơng được phát hiện và xử lý kịp thời đã gây thiệt hại nghiêm trọng, gây hoang mang trong dân chúng, làm giảm uy tín của ngành ngân hàng. Vì vậy NHNN cần xây dựng hệ thống giám sát tài chính ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống tài chính tại Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thơng tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thơng tin khơng cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu nhập thơng tin về doanh nghiệp và các thông tin khác liên quan đến hoạt động kinh doanh từ các TCTD và các tổ chức khác. Tuy nhiên, trên báo cáo về khách hàng của doanh nghiệp mới chỉ có

thơng tin về tình hình tín dụng như: dư nợ và lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng trong một vài năm gần đây. Theo đánh giá của người sử dụng thơng tin thì đây mới chỉ là những thơng tin sơ sài, chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng, làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của ngân hàng. Thơng tin mà CIC đưa ra, cịn mang tính chung chung, khơng cập nhất hết đơi khi khơng rõ ràng làm người đọc hiểu nhầm, gây tranh cãi giữa các đối tượng sử dụng thơng tin.Vì vậy, trong thời gian tới CIC cần mở rộng quy mô thông tin và nâng cao chất lượng thông tin cung cấp, cụ thể CIC nên tăng cường chức năng kiểm tra chính sác, đầy đủ thông tin do các NHTM cung cấp. Trên cơ sở đó, định kỳ hàng tháng, quý CIC gửi lên thơng báo cho tồn ngân hàng. Để làm được như vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các NHTM, thông tin thu nhập của các cán bộ sau đó sắp xếp, phân loại các thơng tin để cung cấp thơng tin nhanh chóng, chính xác, tồn diện nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w