Đối với Chính phủ và các Bộ ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 122 - 123)

- Nhóm 5: Nhóm dư nợ có khả năng mất vốn (nhóm nợ xấu) Các khoản nợ

Lý do đề xuất giải pháp

3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành

Cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường ổn định cho việc tiêu thụ các sản phẩm, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh để tăng thêm niềm tin cho các nhà đầu tư, triển khai tốt và hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật kinh doanh cũng như các ngành luật có liên quan từ đó mở ra hướng đi mới thuận tiện hơn cho các Nhà đầu tư từ đó có nhiều dự án hiệu quả được triển khai, giải quyết tốt các tranh chấp vướng mắc về thế chấp tài sản cầm cố, đất đai, nhà cửa về khung giá về các điều kiện khác có liên quan để tạo điều kiện thuận tiện minh bạch cho Ngân hàng và Người đi vay.

Đề nghị ủy ban nhân dân Thành phố và các ngành chức năng tiến hành quy hoạch vùng sản suất, điều chỉnh và ban hành khung giá đất mới sao cho hợp lý với đất đai và các cơ sở hạ tầng quan trọng... để các doanh nghiệp thuận tiện hơn nữa

trong việc tiến hành thi cơng các dư án đầu tư nhanh chóng dễ dàng.

Thực hiện tốt việc dự báo các thông tin liên quan đến kinh tế, giá cả, sự biến động của các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế.

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các quan hệ tài sản dựa trên quyền sở hữu, một hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường kinh doanh, bảo vệ hệ thống pháp luật về quyền chủ nợ phù hợp với điều kiện thực tại có vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong xã hội, góp phần tạo dựng niềm tin vào các nhà đầu tư và vào thị trường tài chính. Góp phần tăng cao kỉ luật hợp đồng tạo tiền đề pháp lý ổn định các quan hệ kinh tế, giảm chi phí cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng góp phần an tồn và lành mạnh hóa trong ngành ngân hàng. Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng và hồn thiện hóa hệ thống pháp luật theo cơ chế thị trường và thực hiện cam kết quốc tế tại các hiệp định WTO, AFTA, hiệp định thương mại Việt – Mỹ cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong thời gian tới làm cho một số điều luật trong hệ thống pháp luật kinh doanh và hệ thống pháp luật Ngân hàng khơng cịn phù hợp với u cầu thực tiễn. Các bất cập của hệ thống pháp luật này phát sinh trong quá trình thi hành các luật bảo vệ cho chủ nợ, mất tính khả thi và chưa nhiều chỗ gây tranh cãi khi có tranh chấp xảy ra làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các bên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w