Các nhân tố thuộc về khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 41 - 43)

- Đánh giá từ phía Khách hàng

1.3.1.Các nhân tố thuộc về ngân hàng

1.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng vay vốn

Một là: Tư cách đạo đức của người đi vay

Trong quan hệ tín dụng, muốn có hiệu quả cao địi hỏi phải có sự hợp tác từ cả hai phía: người cho vay và người đi vay. Ngân hàng luôn đặt tư cách đạo đức của người đi vay lên hàng đầu, khi khách hàng có thiện chí thì việc phối hợp làm việc sẽ suôn sẻ. Cán bộ ngân hàng sẽ dựa trên cơ sở các hồ sơ do khách hàng cung cấp, phân tích tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu tư cách của khách hàng như có đủ năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự hay không, được thành lập và hoạt động có đúng quy định khơng, người đại diện pháp nhân đã đúng thẩm quyền chưa… và đối chiếu với các qui định của pháp luật hiện hành để xem xét khách hàng có đủ điều kiện kinh doanh và vay vốn hay khơng.

Hai là: Năng lực tài chính của khách hàng

Năng lực khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc quyết định đến khách hàng có khả năng quản lý và sử dụng vốn vay có hiệu quả hay

khơng? Khơng một khách hàng nào khi đi vay lại mong muốn món vay của mình khơng hiệu quả, tuy nhiên có thể do năng lực có hạn, đơi khi họ khơng thể thực hiện tốt được kế hoạch của mình. Điều này ảnh hưởng đến cả ngân hàng và khách hàng trong quá trình thu hồi các khoản nợ vay đến hạn.

Để đảm bảo chất lượng tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng là quan trọng nhất. Năng lực tài chính của khách hàng thể hiện ở khối lượng vốn tự có, tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn, ở tính thanh khoản của tài sản, ở khả năng thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Năng lực tài chính biểu hiện khả năng độc lập tự chủ của doanh nghiệp, do đó năng lực tài chính càng cao càng thuận lợi cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ từ đó đảm bảo chất lượng tín dụng. Chẳng hạn với những doanh nghiệp có vốn tự có ít, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lớn, vốn vay q nhiều thì doanh nghiệp khơng có khả năng tự chủ về tài chính, bị động trong sản xuất kinh doanh. Cịn đối với những doanh nghiệp lớn, trang bị thiết bị hiện đại, có thị trường rộng, sức cạnh tranh cao thì khả năng hồn trả các khoản vốn vay ngân hàng đúng hạn cũng cao hơn. Do vậy đầu tư tín dụng vào các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, phương án kinh doanh khả thi, phù hợp với tình hình thực tế sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Ba là: Uy tín của khách hàng trong hoạt động tín dụng

Uy tín khách hàng cũng là một điểm mấu chốt để Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng. Uy tín được đánh giá trên nhiều khía cạnh như :

+ Tư cách đạo đức của người đi vay : Trong quan hệ tín dụng, muốn có hiệu quả cao địi hỏi phải có sự hợp tác từ cả hai phía: người cho vay và người đi vay. Khách hàng là người nắm quyền chủ động trong việc sử dụng các khoản vay trong phạm vi những cam kết với ngân hàng. Khách hàng cũng là người cung cấp cho ngân hàng những thơng tin trong q trình trước, trong và sau khi vay. Nếu khách hàng cung cấp những thông tin sai lệch sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Mặt khác nếu như khách hàng khơng có thiện chí thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Bởi vậy, việc thẩm định và phân tích cẩn thận các yếu tố có

liên quan đến tính trung thực và uy tín của người đi vay là biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng

+ Điểm tín dụng của khách hàng : Điểm tín dụng là một con số thể hiện lịch sử tín dụng của một cá nhân nào đó theo tiêu chuẩn và quy tắc xếp hạng quốc tế dựa trên việc phân tích hồ sơ tín dụng của một cá nhân nào đó và số điểm này được CIC (trung tâm thơng tin tín dụng) quản lý, trung tâm này trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Thơng qua đó các tổ chức tín dụng, cơng ty tài chính, ngân hàng thương mại có thể đánh giá được sự uy tín của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ và các hình thức cho vay mà tổ chức đó cung cấp. Điểm tín dụng cũng được xem như nấc thang đo lường khả năng vay vốn của một khách hàng nào đó, điểm tín dụng cũng quyết định đến hạn mức vay tối đa mà ngân hàng có thể giải ngân khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Ngồi ra, điểm tín dụng cũng sẽ ảnh hưởng đến những lần vay tiếp theo của khách hàng nếu điểm tín dụng của khách hàng thấp hơn số điểm tối thiểu mà một ngân hàng cho phép. Các NHTM sẽ có các biện pháp áp dụng chính sách riêng biệt đối với từng đối tượng khách hàng dựa trên thang điểm này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w