Nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 43 - 46)

- Đánh giá từ phía Khách hàng

1.3.1.Các nhân tố thuộc về ngân hàng

1.3.3. Nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh

Một là: Môi trường kinh tế vĩ mô

Điều kiện kinh tế của khu vực mà ngân hàng phục vụ có ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một nền kinh tế ổn định và tăng trưởng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản tín dụng có chất lượng cao, cịn nền kinh tế khơng ổn định thì các yếu tố lạm phát, khủng hoảng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ,và khả năng trả nợ vay biến động lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu nợ và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Chu kỳ phát triển kinh tế có tác động khơng nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ đình trệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp nhiều trở ngại. Nhu cầu vốn tín dụng giảm, nếu có cho vay thì khả năng thu hồi vốn rất khó khăn do hạn chế khả năng sử dụng vốn của khách hàng. Ngược lại, thời kỳ hưng thịnh, nhu cầu vốn tín dụng cho q trình sản xuất kinh doanh tăng cao, rủi ro tín

dụng giảm. Nhưng cũng khơng loại trừ trường hợp chạy đua trong sản xuất kinh doanh, nạn đầu cơ tích trữ làm cho nhu cầu vốn tín dụng q nóng và có q nhiều khoản tín dụng được thực hiện. Những khoản này cũng có thể khó được hồn trả nếu sự phát triển sản xuất kinh doanh khơng có kế hoạch nói trên dẫn đến suy thối và khủng hoảng kinh tế.

Ngồi ra chính sách kinh tế của nhà nước điều tiết để ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của một ngành, mét lĩnh vực nào đó nhằm đảm bảo sự cân đối trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng…

Hai là: Mơi trường pháp lý.

Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Khơng có pháp luật hoặc pháp luật khơng phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trong nền kinh tế đó khơng thể tiến hành trơi chảy. Với vai trò đảm bảo cho việc dịch chuyển nền kinh tế thị trường tự phát, kém tổ chức sang một nền kinh tế thị trường văn minh thì pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một mơi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao, là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy chỉ với điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả hai và chất lượng tín dụng mới được đảm bảo.

Ba là: Mơi trường tự nhiên.

Điều kiện thời tiết có tác động lớn đến một số ngành đặc biệt là những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện tự nhiên như nơng nghiệp, thủy sản, hàng hải, cơng nghiệp chế biến… Vì vậy việc cho vay, đầu tư vào những ngành này có thể dẫn đến những rủi ro do mơi trường tự nhiên gây ra, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Bên cạnh đó những yếu tố thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó tác động lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các NHTM trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên thương trường với mục tiêu là để giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Tuy vậy, so với sự cạnh tranh của các tổ chức kinh tế khác, cạnh tranh giữa các NHTM có những đặc thù nhất định.

Có 4 lực lượng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một NHTM, đây là những nhân tố khách quan và có thể được mơ tả như sau :

+ Tác nhân từ phía NHTM mới tham gia thị trường : Các NHTM mới tham gia thị trường với những lợi thế quan trọng như: (i) Mở ra những tiềm năng mới; (ii) Có động cơ và ước vọng giành được thị phần; (iii) Đã tham khảo kinh nghiệm từ những NHTM đang hoạt động; (iv) Có được những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường… Như vậy, bất kể thực lực của NHTM mới là thế nào, thì các NHTM hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ; ngồi ra, các NHTM mới có những kế sách và sức mạnh mà các NHTM hiện tại chưa thể có thơng tin và chiến lược ứng phó.

+ Tác nhân là các đối thủ NHTM hiện tại : Đây là những mối lo thường trực

của các NHTM trong kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTM trong tương lai. Ngồi ra, sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh thúc đẩy ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh.

+ Sức ép từ phía khách hàng : Một trong những đặc điểm quan trọng của

ngành ngân hàng là tất cả các cá nhân, tổ chức kinh doanh sản xuất hay tiêu dùng, thậm chí là các ngân hàng khác cũng đều có thể vừa là người mua các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, vừa là người bán sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng. Những người bán sản phẩm thơng qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch hay cho vay đều có mong muốn là nhận được một lãi suất cao hơn; trong khi đó, những người mua sản phẩm (vay vốn) lại muốn mình chỉ phải trả một chi phí vay vốn nhỏ

hơn thực tế. Như vậy, ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận có hiệu quả và giữ chân được khách hàng cũng như có được nguồn vốn thu hút rẻ nhất có thể. Điều này đặt ra cho ngân hàng nhiều khó khăn trong định hướng cũng như phương thức hoạt động trong tương lai.

+ Sự xuất hiện các dịch vụ mới : Sự ra đời ồ ạt của các tổ chức tài chính trung

gian đe dọa lợi thế của các NHTM khi cung cấp các dịch vụ tài chính mới cũng như các dịch vụ truyền thống vốn vẫn do các NHTM đảm nhiệm. Các trung gian này cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mang tính khác biệt và tạo cho người mua sản phẩm có cơ hội chọn lựa đa dạng hơn, thị trường ngân hàng mở rộng hơn. Điều này tất yếu sẽ tác động làm giảm đi tốc độ phát triển của các NHTM, thị phần suy giảm. Ngày nay, người ta cho rằng, khi các NHTM mạnh lên nhờ sự rèn luyện trong cạnh tranh, thì hệ thống NHTM sẽ mạnh hơn và có sức đàn hồi tốt hơn sau các cú sốc của nền kinh tế

Với những sức ép cạnh tranh nêu trên, việc NHTM duy trì hoạt động kinh doanh có lãi và đảm bảo an tồn vốn là một thách thức vơ cùng lớn. Vì vậy các NHTM phải đưa ra các chính sách phù hợp với nhu cầu thị trường nhưng vẫn phải triển khai có hiệu quả và an toàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w