- Đổi mới hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ
3.3.4.3.Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo.
3.4.4. Về công tác đào tạo cán bộ
+ Xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ các Chi nhánh khu vực miền núi phía Bắc để tạo động lực phát triển, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, đảm bảo sức cạnh tranh các Chi nhánh trong khu vực với mức trung bình của hệ thống BIDV
+ Triển khai có hiệu quả kế hoạch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực đã được ban lãnh đạo phê duyệt. Để có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, BIDV phải có một chiến lược đào tạo trên cơ sở quy hoạch đã xác định đối với các Chi nhánh trong Hệ thống. Về nội dung đào tạo cần chú trọng cả về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn đồng thời đặc biệt coi trọng công tác quản lý giáo dục tư tưởng, đạo đức tác phong nghề nghiệp nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu của ngành Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường cũng như phẩm chất đạo đức tốt.
+ Có có cơ chế chính sách riêng đối với công tác phát triển sản phẩm dịch vụ các Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Miền núi còn gặp nhiều khó khăn để đảm bảo hoạt động có tính cạnh tranh và hiệu quả.
KẾT LUẬN
Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tuyên Quang trong những năm qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh của BIDV Tuyên Quang nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại chưa xứng với tiềm năng và vị thế của Chi nhánh trong quá trình phát triển. Vì vậy, nghiên cứu và đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn mang tính chiến lược lâu dài. Trên cơ sở đó, luận văn với đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang", đã hoàn thành các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về cạnh tranh,
đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cũng như các tiêu chí đánh giá năng lức cạnh tranh của NHTM, vận dụng lý thuyết cạnh tranh của M. Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của Chi nhánh BIDV Tuyên Quang, tính tất yếu của cạnh tranh và các nội dụng cạnh tranh, kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số NHTM trong nước thời gian qua.
Thứ hai, phân tích thực trạng cạnh tranh của Chi nhánh giai đoạn 2008- 2011; đánh giá một cách khách quan, trung thực về năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Tuyên Quang theo các tiêu chí đã đưa ra để thấy được những mặt đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại, cụ thể:
Những mặt đạt được: BIDV Tuyên Quang hiện đang nắm giữ và duy trì ổn định thị phần tiền gửi cũng như tín dụng trên địa bàn tỉnh cũng như khu vực. Đối với sản phẩm tín dụng, thị phần tín dụng của Chi nhánh ngày càng được nâng lên và hiện nắm trung bình 23.39% thị phần tín dụng các NHTM trên địa bàn, 32.19% thị phần khách hàng trả lương qua tài khoản. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học đạt 95%. Mạng lưới của BIDV đã có mặt tại các địa bàn của Thành phố và các khu cụm công nghiệp trên địa bàn Tuyên Quang. Hiệu quả hoạt động ngày càng
được nâng lên. Tốc độ tăng trương Lợi nhuận trước thuế bình quân giai đoạn 2008- T6/2011 đạt: 29.74%/ năm.