-Hệ số an toàn vốn:
- Hệ số an toàn vốn của BIDV đã gia tăng đáng kể qua các năm, từ 6.7% năm 2007 lên 8.945 vào năm 2008, 9.53% vào năm 2009 và 9.32% năm 2010. Đặc biệt trong năm 2011, hệ số CAR đã có sự chuyển biến rõ rệt, đảm bảo đáp ứng yêu cầu tối thiểu 9% theo thông tư 13 của NHNN và theo tiêu chuẩn Basel II. Thông tư 13/2010-NHNN yêu cầu các NHTM phải nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên mức 9%. Hệ số CAR 8% là theo tiêu chuẩn của Basel I do Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel ban hành đã trở nên không còn phù hợp mà hiện nay nhiều ngân hàng trên thế giới đã và đang áp dụng hệ số này theo tiêu chuẩn của Basel II, CAR đạt 12%. Việc đáp ứng đủ yêu cầu tối thiểu về hệ số CAR đã giúp BIDV tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, giúp gia tăng tính ổn định và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống. Qua hệ số này có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.
Đồ thị 2.1: So sánh hệ số CAR của BIDV với các NHTM lớn
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên qua các năm của các NHTM
- Khả năng huy động vốn:
Cùng với sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh trong những năm qua, kết quả là Huy động vốn bình quân của Chi nhánh ngày càng tăng trưởng và phát triển ổn định. Huy động vốn bình quân giai đoạn 2008- T6/2011 bình quân đạt 628 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng Huy động vốn bình quân giai đoạn 2008- T6/2011 bình quân đạt là 31%. Huy động vốn có hiệu quả và tăng trưởng đã đóng góp vào sự tăng trưởng tín dụng và sự thành công của Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh. Trong thời điểm hiện nay, huy động vốn càng có ý nghĩa và vai trò quan trong hơn bao giờ hết đối với bất cứ một NHTM nào bởi lẽ NHTM không thể hoạt động tốt nếu không huy động động được vốn đảm bảo để cung ứng tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Đồ thị 2.2: Huy động vốn theo đối tượng khách hàng qua các năm
Đồ thị 2.3: Huy động vốn bình quân Chi nhánh qua các năm
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua các năm
Đối với huy động từ khách hàng ĐCTC: Huy động vốn từ các ĐCTC bình
quân giai đoạn 2008- T6/2011 đạt 45.5 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng Huy động vốn từ các ĐCTC bình quân giai đoạn 2008- T6/2011 đạt 738%. Tuy nhiên, huy động vốn từ các ĐCTC biến động mạnh và có độ ổn định không cao do tác động từ nhiều nhân tố.
Đối với huy động từ khách hàng cá nhân: Huy động vốn từ các khách hàng
cá nhân bình quân giai đoạn 2008- T6/2011 bình quân là 414.1 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng Huy động vốn từ các khách hàng cá nhân giai đoạn 2008-T6/2011 bình quân là 25.42%. Huy động vốn từ các khách hàng cá nhân vẫn là nguồn huy động vốn chủ yếu của Chi nhánh và có vai trò ngày càng quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển nguồn vốn của Chi nhánh.
Đối với huy động từ khách hàng doanh nghiệp: Huy động vốn từ các khách
hàng doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2008- T6/2011 là 236.2 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng Huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2008- T6/2011 là 5%. Tuy nhiên, huy động vốn
từ các khách hàng doanh nghiệp vẫn là nguồn huy động vốn có vai trò ngày càng quan trọng trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh.
Đồ thị 2.4: Huy động vốn theo kỳ hạn Đồ thị 2.5: Huy động vốn theo loại tiền
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua các năm
Đối với huy động ngắn hạn: Huy động vốn ngắn hạn là nguôn fhuy động chủ
yếu trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Huy động vốn ngắn hạn bình quân giai đoạn 2009- T6/2011 bình quân là 715.2 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng Huy động vốn ngắn hạn bình quân giai đoạn 2009- T6/2011 là 7.13%.
Đối với huy động dài hạn: Huy động vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn của Chi nhánh. Huy động vốn dài hạn bình quân giai đoạn 2009- T6/2011 đạt 50.6 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng Huy động vốn dài hạn bình quân giai đoạn 2009- T6/2011 đạt 2.18%.
Đối với huy động VND: Huy động vốn VND bình quân giai đoạn 2008-
T6/2011 bình quân là 659 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng Huy động vốn VND bình quân giai đoạn 2008- T6/2011 là 17%.
Đối với huy động ngoại tệ quy đổi: Huy động vốn ngoại tệ quy đổi chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Huy động vốn ngoại tệ quy đổi bình quân giai đoạn 2008-T6/2011 là 36.8 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng Huy động vốn ngoại tệ quy đổi bình quân giai đoạn 2008- T6/2011 bình quân là 86%.
- Chất lượng tài sản có:
Không chỉ tập trung vào tăng trưởng dư nợ tín dụng, Chi nhánh Tuyên Quang đã không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng. Theo Quyết định
493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trọng hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung thì tổ chức tín dụng và các Chi nhánh của Tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ hàng tháng, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng hàng quý báo cáo tổ chức tín dụng và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn. Theo Quyết định này, việc phân loại nợ được chia thành 05 nhóm: Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn; Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý; Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn; Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ; Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Các khoản nợ được xếp vào các nhóm 3,4 và 5 được gọi là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ là thước đo để đánh giá chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Ngoài ra, tỷ lệ nợ nhóm 2 ( cần chú ý), tỷ lệ nợ quá hạn cũng có thể được xem xét trong việc đánh giá chất lượng tín dụng cũng như mức độ rủi ro của danh mục tín dụng của Chi nhánh.
Tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ
Đồ thị 2.6: Dư nợ nhóm II trong tổng dư nợ Chi nhánh qua các năm
Đồ thị 2.7: Tỷ lệ nợ nhóm 2/ Tổng dư nợ Chi nhánh qua các năm Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Tuyên Quang qua các năm
Qua Đồ thị bên trên có thể thấy là dư nợ nhóm 2 của Chi nhánh ngày càng tăng về số tuyệt đối cùng với sự tăng trưởng quy mô của danh mục tín dụng. Dư nợ nhóm 2 bình quân giai đoạn 2008-T6/2011 là: 72.1 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng nợ nhóm 2 bình quân giai đoạn 2008-T6/2011 là: 13.51%. Tỷ trọng nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ năm 2008 là: 17.91%, năm 2009 đạt 9.00%, năm 2010 giảm mạnh xuống còn 5.81% và đến tháng 6 năm 2011 lại tăng nhẹ lên 8.24%.Tỷ trọng nợ
nhóm 2 bình quân cả giai đoạn này là: 10.24%. Trên đồ thị 2.11 cho thấy tỷ trọng nợ nhóm 2/ Tổng dư nợ đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ cùng với sự tăng trưởng dư nợ tín dụng của Chi nhánh thì tỷ trọng nợ nhóm 2 có xu hướng giảm và điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của Chi nhánh đối với các khoản nợ cần chú ý đã được nâng lên.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Nợ xấu ( Nợ nhóm 3,4,5) là các khoản nợ có mức độ rủi ro cao nhất trong danh mục tín dụng của Chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Theo thông lệ Quốc tế và theo quy định của NHNN, một tổ chức tín dụng được coi là có chất lượng tín dụng tốt nếu như có tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ < 5%.
Đối với BIDV Tuyên Quang trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của quy mô tín dụng thì Chi nhánh đã nỗ lực, tập trung mọi biện pháp để kiểm soát nợ xấu. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh ngày càng giảm. Xét về số tuyệt đối thì nợ xấu của BIDV Tuyên Quang có thể được minh hoạ như sau: Nợ xấu bình quân cả giai đoạn 2008-T6/2011 của Chi nhánh là: 7.1 tỷ đồng. Năm có nợ xấu cao nhất là năm 2010: 9 tỷ đồng và năm có nợ xấu thấp nhất là 2009: 4.6 tỷ đồng. Tăng trưởng nợ xấu về số tuyệt đối bình quân cả giai đoạn này là: 16.25%. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với tăng trưởng tín dụng bình quân cả giai đoạn 2008-T6/2011 là: 42.36% thì có thể thấy là nợ xấu của Chi nhánh đã được kiểm soát tốt và không phát sinh tăng nhiều. Nợ xấu bình quân cả giai đoạn 2008-T6/2011 đạt 7.1 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu bình quân cả giai đoạn 2008-T6/2011 đạt 0.99%. Nợ xấu giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ so với tổng dư nợ tín dụng đã cho thấy chất lượng tín dụng được cải thiện và nâng lên một bước rõ rệt. Đặt trong bối cảnh hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính của các NHTM Việt Nam hiện nay thì rõ ràng đây là một tín hiệu tốt đối với hoạt động của chi nhánh.
Đồ thị 2.8: Nợ xấu Chi nhánh qua các năm Chi nhánh qua các nămĐồ thị 2.9: Tỷ lệ nợ xấu
Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua các năm
Có được kết quả trên là do:
+ Việc cấp tín dụng được thực hiện thận trọng từng bước theo đúng quy trình cấp tín dụng, nghiêm túc thực hiện cơ chế uỷ quyền phán quyết của BIDV.
+ Việc kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, mục đích sử dụng vốn vay của các khách hàng được thực hiện thường xuyên kết hợp với việc phân loại đánh giá khách hàng theo tiêu chí BIDV và của Chi nhánh Tuyên Quang xây dựng. Công tác đánh giá tài sản đảm bảo được thực hiện theo đúng quy trình, có sự đánh giá độc lập giữa cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định, quản lý rủi ro.
+ Lựa chọn, sàng lọc, phân loại khách hàng vay và ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của của khách hàng để điều chỉnh cơ cấu danh mục tín dụng phù hợp, đảm bảo san sẻ rủi ro và hiệu quả hoạt động tín dụng.
+ Chất lượng thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng ngày càng được nâng cao, qua đó, phát hiện, điều chỉnh cũng như đánh giá trước trong và sau khi cho vay trên cơ sở đó cấp tín dụng và xác định mức độ rủi ro của ngân hàng.
Khả năng thanh khoản:
Tính thanh khoản của một ngân hàng phản ánh khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn. Khả năng thanh khoản của BIDV là rất tốt. Khả năng thanh khoản được đánh giá thông qua hai thước đo: Tỷ lệ về khả năng chi trả và tỉ lệ
nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn. Các tỷ lệ này của BIDV đều đáp ứng yêu cầu của NHNN. Có được kết quả này bên cạnh cơ cấu tài sản hợp lý còn do hệ thống quản trị thanh khoản đem lại, giúp BIDV luôn chủ động và linh hoạt trong mọi tình huống, đảm bảo an toàn thanh khoản của BIDV và hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD khác.