PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TUYÊN QUANG 3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang (Trang 72 - 76)

3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Tuyên Quang

3.1.1. Bối cảnh trong nước và Quốc tế

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trương nhanh tại Châu Á với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2002-2010 đạt 7.3%. Trong bối cảnh kinh tế toàn cấu khó khăn, Việt Nam vẫn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) giải ngân liên tục giữ tốc độ ổn định góp phần quan trọng trong ổn định cán cân thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và sau đó là suy thoái kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 10% trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 8.5% năm 2007 xuống còn 6.3%

và 5.35 % trong hai năm 2008, 2009. Lạm phát trong nước sau khi đạt đỉnh 23% trong năm 2008 đã giảm xuống 6.88% năm 2009 và 9.10% năm 2010. Tuy nhiên, lạm phát có xu hướng tăng cao trong năm 2011 với mức dự kiến từ 19% đến 20%. Sau khi thực hiện gói kích cầu kinh tế 2008-2009 để đối phó với nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã quyết định chuyển đổi mục tiêu điều hành từ ưu tiên cho tăng trưởng sang tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời tiến hành xem xét thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc đầu tư công và hệ thống Doanh nghiệp nhà nước nhằm cải thiện hiệu quả.

3.1.2. Tình hình cạnh tranh trong hệ thống Ngân hàng

Tính đến cuối tháng 06 năm 2011, Việt Nam có trên 100 Ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, không đổi so với cuối năm 2010. Cụ thể, có 5 NHTMNN và NHTMNN chiếm cổ phần chi phối, 01 ngân hàng chính sách, 37 NHTMCP, 53 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 05 ngân hàng liên doanh.

Theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF), quy mô tài sản của ngành ngân hàng Việt Nam đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Tổng tài sản tăng gấp 02 lần trong giai đoạn 2007-2010 từ 1.097 ngàn tỷ đồng (52.4 tỷ USD) lên 2.690 ngàn tỷ đồng (128.7 tỷ USD). Về quy mô vốn, khối NHTMNN ( VBARD, BIDV) và NHTM đã cổ phần hoá do Nhà nước nắm quyền chi phối ( Vietinbank, Vietcombank) chiếm ưu thế. Tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng lớn tại 30/06/2011 là 69.753 tỷ đồng, dẫn đầu là VBARD với 20.708 tỷ đồng.

Với đặc trưng của một nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của ngành luôn ở mức cao. Mức tăng trưởng bình quân đối với tín dụng và huy động giai đoạn 2000-2010 tướng ứng là 31.55% và 28.91%, trong đó đạt đỉnh vào năm 2007 với tỷ lệ tương ứng là: 51.5% và 45.8%.

Thị phần tín dụng và huy động của khối NHTM Nhà nước có xu hướng giảm trong giai đoạn 2000-2010 nhưng vẫn giữ tỷ trọng lớn. Tới tháng 6/2011, thị phần của 04 NHTM Nhà nước là BIDV, VBARD, Vietcombank và Vietinbank chiếm tới 45.7% tổng dư nợ cho vay và 39.6% tổng số vốn huy động của toàn ngành.

Bên cạnh đó, với cam kết khi gia nhập WTO, một số quy định mới đối với hoạt động của ngân hàng nước ngoài cũng được bổ sung, cụ thể:

- Ngân hàng nước ngoài sẽ có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn bao gồm thẻ tín dụng và tiền gửi bằng ngoại tệ.

- Ngân hàng nước ngoài được phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam nhưng những chi nhánh này sẽ không được phép thành lập Chi nhánh phụ.

- Tất cả các giới hạn đối với ngân hàng nước ngoài trong việc huy động tiền gửi từ các tổ chức Việt Nam được hoàn toàn loại bỏ.

Tác động của việc gia nhập WTO được thể hiện ở sự gia tăng hơn 31% về số lượng TCTD ( từ 76 TCTD năm 2005 lên 100 TCTD tại thời điểm 31/12/2010). Ngoài ra, các tổ chức tài chính nước ngoài đang mua cổ phần nhiều hơn và trở thành đối tác chiến lược của các NHTMNN và NHTMCP, giúp các ngân hàng phát triển công nghệ, đưa sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường và tăng khả năng cạnh tranh.

Về tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn Tuyên Quang, tính đến 30/06/2011 có 03 NHTM gồm: 02 NHTMNN ( BIDV và VBARD0 và 01 NHTMCP nhà nước chi phối, 01 ngân hàng chính sách và 01 Ngân hàng phát triển. So với khối NHTMNN thì khối NHTMCP đã có sự phát triển nhanh chóng về thị phần, hoạt động, mạng lưới. Tình hình đó cho thấy cuộc cạnh trânh trên địa bàn Tuyên Quang đã bước vào giai đoạn gay gắt.

3.2. Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Tuyên Quang trong thời gian tới Phát triển Tuyên Quang trong thời gian tới

+ Tích cực bám sát thị trường và địa bàn hoạt động nhằm tăng huy động vốn dân cư là nền vốn ổn định cộng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động có hiệu quả, triển khai nhiều hình thức và các sản phẩm huy động hấp dẫn, chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả, linh hoạt.

+ Tiếp tục marketing huy động tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn từ các tổ chức, các định chế tài chính trên địa bàn, khách hàng cá nhân, dân cư. Nâng cao tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn, loại tiền huy động trong tổng nguồn huy động

+ Bên cạnh việc duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống, Chi nhánh Tuyên Quang phải tăng cường tiếp thị và mở rộng danh mục khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu, xác định rõ phân khúc khách hàng để có chính sách chăm sóc và ứng xử phù hợp.

+ Tiếp tục chủ động kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tín dụng đảm bảo bền vững, chất lượng, hiệu quả gắn với nguồn vốn huy động trên cơ sỏ đảm bảo quy mô và cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng của toàn ngành và với tiềm năng của địa bàn, lĩnh vực, ngành kinh tế và đặc điểm khách hàng.

+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng gắn hoạt động tín dụng với đẩy mạnh huy động vốn, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại theo hướng lồng ghép, bán chéo sản phẩm “ Huy động

vốn – Tín dụng – Dịch vụ ngân hàng hiện đại”

+ Giảm dần và kiểm soát chặt chẽ tín dụng trung dài hạn, tín dụng phục vụ xây lắp và ưu tiên phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tín dụng xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất, hộ kinh doanh trên cơ sở phân định rõ phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu.

+ Tiếp tục triển khai chăm sóc khách hàng truyền thống, mở rộng khối khách hàng truyền thống để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thương hiệu BIDV.

+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, triển khai và mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đó là nguồn lực quan trọng quyết định sự thành công trong năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trong dài hạn.

+ Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, môi trường làm việc chuyên nghiệp, phong cách phục vụ tận tình, chu đáo, văn minh, lịch sự.

3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDVTuyên Quang Tuyên Quang

3.3.1. Các giải pháp về tài chính

Đây là một giải pháp mang tính chiến lược dài hạn, đòi hỏi quá trình nghiên cứu và triển khai lâu dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang (Trang 72 - 76)