Năng lực của ban lãnh đạo: Đội ngũ ban lãnh đạo BIDV Tuyên Quang hiện nay phần đông là những người có trình độ đại học và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, do các NHTM vẫn còn đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển nên kinh nghiệm lãnh đạo của các cán bộ lãnh đạo Chi nhánh nói chung, các NHTM trên địa bàn nói riêng vẫn còn rất
khiêm tốn so với yêu cầu và trình độ phát triển, hội nhập của các ngân hàng hiện nay. Điều quan trọng trước hết là các nhà lãnh đạo Chi nhánh Tuyên Quang cần nhận thức được cần phải đổi mới mình trước yêu cầu cạnh tranh và hội nhập. Ngoài ra, bên cạnh sự nỗ lực học hỏi và rèn luyện thì các nhà lãnh đạo của Chi nhánh còn cần phải có những công cụ quản lý hiệu quả, đồng bộ; một cơ chế phù hợp cho việc tổ chức và điều hành hoạt động ngân hàng.
Về vấn đề nhận thức, do những bất lợi trong môi trường cạnh tranh trước các NHTMNN, lãnh đạo các NHTMCP đã là những người có ý thức rõ hơn về áp lực cạnh tranh so với các nhà lãnh đạo của các NHTMNN. Tuy nhiên, trong khoảng 3 năm gần đây trên địa bàn Tuyên Quang, các nhà lãnh đạo các NHTMNN đã bắt đầu có ý thức rõ rệt hơn về áp lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Tư tưởng trì trệ, thụ động trước đây đang từng bước được thay thế bằng những nỗ lực chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Những quyết định về đầu tư công nghệ, về đối mới phương thức tổ chức quản lý điều hành ngân hàng trong thời gian gần đây là minh chững rõ nét cho sự đổi thay này. Đây là tiền đề quan trọng để Chi nhánh tiếp tục đổi mới và cải tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thời gian tới.
Đối với vấn đề cơ cấu tổ chức, Chi nhánh đã được tổ chức theo mô hình ngân hàng hiện đại được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống BIDV. Mô hình này được phân chia thành các khối nghiệp vụ. Tuy nhiên, để đảm bảo cơ cấu nhân sự phù hợp với quy mô và tính chất công việc, Chi nhánh cần phải rà soát lại số lượng nhân sự ở các phòng, tổ, đảm bảo năng suất lao động của mỗi cán bộ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tính chất công việc ở đơn vị đó. Việc này sẽ tránh tình trạng có phòng, tổ quá nhiều người làm quá ít việc trong khi đó có phòng, tổ lại quá ít người trong khi lại phải đảm nhận quá nhiều việc. Điều này nếu không được cải thiện sẽ gây ra tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và thiếu hiệu quả trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ, tình trạng căng thẳng đối với những cán bộ phải chịu áp lực công việc lớn.
Với hướng tiếp cận quản lý rủi ro tốt chính là một lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn, từ lâu BIDV đã rất quan tâm đến công tác quản lý rủi ro. Mô hình quản trị rủi ro đã được sắp xếp lại theo hướng hiện đại, theo đó phân tách rõ ràng nhiệm vụ của từng bộ phận tại Hội sở chính và các Chi nhánh. BIDV phân biệt rủi ro thành 03 loại cơ bản để quản lý là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp.
- Quản lý rủi ro tín dụng: luôn được BIDV đặt lên hàng đầu, đặc biệt là
quản lý rủi ro danh mục tín dụng nhằm đảm bảo được an toàn và hiệu quả. Các khoản tín dụng được rà soát rủi ro ngay trong mỗi quy trình. BIDV đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách quản lý rủi ro tín dụng áp dụng trong toàn hệ thống từ cấp Trung Ương đến cấp Chi nhánh. Quy trình cấp tín dụng đã tách bạch giữa bộ phận đề xuất tín dụng và bộ phận thẩm định rủi ro, quản trị tác nghiệp. Ngoài ra, BIDV là NHTM đầu tiên được NHNN chấp thuận cho phép áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ Quí IV năm 2006, đảm bảo sàng loc, quản lý tốt nền khách hàng.
Mô hình tổ chức phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng đã được thành lập với 3 khối chính: Khối quan hệ khách hàng ( Gồm Ban, phòng QHKHDN và Ban, phòng QHKHCN), Khối quản lý rủi ro và khối tác nghiệp. Đối với phân cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng, BIDV có Hội đồng xử lý rủi ro và Hội đồng quản lý tín dụng trực thuộc Hội đồng quản trị. Hội đồng tín dụng Trung ương trực thuộc Tổng giám đốc và Hội đồng tín dụng cơ sở thuộc Chi nhánh.
Quy trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện tại cấp Chi nhánh và Trụ sở chính. Sau khi khách hàng có đơn đề nghị cấp tín dụng cùng với hồ sơ vay vốn, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ thực hiện thẩm định khoản vay bao gồm: Tư cách pháp lý của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, đánh giá, phân tích phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, xác định hạn mức cho vay, lãi suất, phương thức cấp tín dụng… và lập báo cáo đề xuất tín dụng. Tuỳ trường hợp cụ thể, báo cáo đề xuất tín dụng sẽ được chuyển cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng để tiến hành độc lập phân tích, rà soát, đánh giá lại toàn bộ các rủi ro liên quan, xác định mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Báo cáo đề xuất tín dụng,
báo cáo thẩm định rủi ro ( trường hợp phải qua thẩm định rủi ro tín dụng) và hồ sơ tín dụng sau đó sẽ được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quản lý rủi ro thanh khoản: BIDV đã dần dần tiếp cận với thông lệ
quốc tế trong những năm gần đây. Đặc biệt, rủi ro thanh khoản của toàn bộ ngân