Các công cụ, hình thức BIDV đang thực hiện nhằm quản lý rủi ro tín dụng khá phong phú đa dạng như xếp hạng doanh nghiệp, sổ tay tín dụng...Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lượng các nội dung đó, rất cần bổ sung hoặc củng cố vào “ điểm yếu” của hệ thống quản lý rủi ro đang có ở BIDV như sau:
- Tăng cường chất lượng phân tích tài chính
Khi cấp tín dụng cho bất cứ một công ty, tổ chức kinh tế nào, ngân hàng quản lý thật kỹ càng trên cơ sở phân tích tình hình thực tế để đề ra những tiêu chuẩn quyết định khi phân phối tín dụng cho họ nhằm mục đích phòng ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Đây chính là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, vì vậy trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng thì việc tiến hành phân tích tài chính trước khi cấp tín dụng cho khách hàng phải được tiến hành nghiêm túc, khoa học và phải lấy kỹ thuật phân tích tài chính thành thạo chính xác là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ và năng lực chuyên môn của người làm công tác ngân hàng. Đây là một tồn tại của BIDV.
Phân tích tài chính đúng đắn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. Khi phân tích tài chính của doanh nghiệp ngân hàng phải trả lời được các câu hỏi cần thiết để có quyết định cuối cùng cho việc phân phối tín dụng. Để làm được việc này ngân hàng phải xác định các chỉ tiêu sau:
- Đánh giá về khả năng hoạt động và khả năng cân đối vốn
lập trường đối xử với doanh nghiệp. Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần phân biệt hai khả năng:
+ Khả năng thanh toán ngay: Phản ánh khả năng của doanh nghiệp (tiền
mặt, tiền gửi, và các khoản vốn khả dụng khác) trong việc thực hiện nghĩa vụ các khoản nợ đến hạn phải trả thực hiện ngay, về cơ bản ngân hàng không cho rằng đây là nhân tố quan trọng, bởi vì khả năng thanh toán ngay chỉ phản ánh tình hình tài chính trước mắt của doanh nghiệp.
+ Khả năng thanh toán cuối cùng: khả năng thanh toán cuối cùng chính là
cái mà ngân hàng quan tâm. Để đánh giá khả năng thanh toán cuối cùng người ta đưa ra hệ số sau đây:
- Hệ số giữa vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn
Để đánh giá hệ số này, người ta thường phải đánh giá cả một quá trình chứ không riêng một thời điểm nào cả:
+ Đánh giá về hoạt động và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp:
Xét mục đích lâu dài, thì việc đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp để xác định lập trường của ngân hàng trong việc phân phối tín dụng có ý nghĩa rộng lớn hơn, bởi vì xét cho cùng, ngân hàng vẫn quan tâm đến hai yếu tố chính là sản xuất kinh doanh như thế nào và hiệu quả của nó cao hay thấp, trả lời hai câu hỏi này thì mọi phán quyết khi cấp tín dụng sẽ không bị sai lầm.
Về mặt sản xuất kinh doanh, ngân hàng cần quan tâm đến những khía cạnh như quy mô và thâm niên của doanh nghiệp, chính sách thương mại của doanh nghiệp, sản phẩm, thị trường, ....
Xét các khía cạnh trên, nếu thấy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn định vững chắc thì việc cung cấp tín dụng nên được khuyến khích, ngược lại thì cần phải cân nhắc thêm.
Về mặt hiệu quả kinh tế: trong bối cảnh chung của nền kinh tế xã hội trên cơ sở chấp hành luật pháp cũng như các quy định của ngân hàng Trung ương- nghĩa là phải phát triển nghiệp vụ tín dụng theo một chỉ dẫn thống nhất, thì ngân hàng sẽ
lựa chọn nơi đầu tư có lợi nhất. ở nơi nào, ngành nào, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào làm ăn có hiệu quả kinh tế thì vốn tín dụng sẽ được phân phối tới đó.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp đòi hỏi ngân hàng phải phân tích các số liệu trên bảng kết quả kinh doanh (kết quả lỗ lãi). Mặt khác phân tích kết quả kinh doanh của tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp (hoạt động sản xuất chính, sản xuất phụ, các nghiệp vụ tài chính, các nghiệp vụ bất thường...) mặt khác phải phân tích trong cả một quá trình diễn biến lâu dài để thấy được xu hướng vận động.
+ Đánh giá khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lãi cho phép doanh nghiệp dùng số lãi thu được sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ của mình (nộp thế, chia lợi tức, các quỹ dự phòng...) để tài trợ cho những nhu cầu phục vụ cho sản xuất kinh doanh.