1.6.2.1.Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang (Trang 30 - 34)

Trước sức ép của việc ngày càng có nhiều NHTM ra đời với hệ thống mạng lưới và sản phẩm dịch vụ đa dạng, cùng với sự mở rộng hoạt động và phát triển ngày càng lớn của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các quy định về thành lập, mở rộng mạng lưới và đảm bảo an toàn của Ngân hàng nhà nước (NHNN), các NHTM Việt Nam thời gian qua đã có nhiều biện pháp để nâng cao sức mạnh tài chính của mình. Những năm qua đã chứng kiến một cuộc ganh đua, cạnh tranh giữa

các NHTMNN với các NHTMCP trong việc nâng cao vốn điều lệ, tăng cường tiềm lực tài chính. Quy mô vốn điều lệ của các NHTMCP ngày càng tăng nhanh. Theo báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam năm 2008, 2009 có số liệu như sau:

Bảng 1.1:Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam

Ngân hàng Năm 2008 Năm 2009 %

Tỷ VND Triệu USD Tỷ VND Triệu USD

Agribank 11.020 596 11.650 630 5,72 BIDV 8.756 473 11.049 568 19,91 Vietinbank 7.717 417 11.252 608 45,81 Sacombank 5.116 277 6.700 362 30,96 VCB 12.100 654 12.100 654 0,00 Eximbank 7.220 390 8.800 476 21,88 ACB 6.355 344 7.814 422 22,96 Techcombank 3.642 197 5.400 292 22,96 SCB 2.180 118 3.635 196 66,74 DongAbank 2.880 156 3.400 184 18,06

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của các NHTM năm 2008, 2009 ( tỷ giá quy đổi theo tỷ giá bình quân giai đoạn 2008-2009 do NHNN Việt Nam báo cáo thường niên,

theo đó, tỷ giá quy đổi là: 1USD/ VND = 18.500)

Như vậy, có thể thấy rằng các NHTM khối cổ phần đang có sự ganh đua quyết liệt trong việc nâng cao vốn điều lệ, để tăng cường năng lực tài chính trong khi khối các NHTMNN hoặc NHTM mà nhà nước nắm cổ phần chi phối như: BIDV, Agribank, VCB, Vietibank cũng có sự tăng trưởng nhưng thấp hơn nhiều. Khối các NHTMCP có sự tăng trưởng vốn điều lệ bình quân là: 30.59% so với mức tăng trưởng bình quân là: 17.86% của khối các NHTMNN.

Ngoài việc nâng cao vốn điều lệ, về phương diện an toàn vốn, cùng với sự gia tăng vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của đa số các NHTM đều trên mức tối thiểu 8% theo yêu cầu của BASEL II, và vì vậy đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng.

Bảng 1.2: Tỷ lệ CAR của một số NHTM Việt Nam tiêu biểu năm 2009

Agribank BID V Vietinban k VC B Eximban k Techcombank AC B Sacomban k DongAbank 8,05 7,55 8,06 8,11 26,87 14,11 9,73 11,41 14,21

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam 2009

Hiện nay, các NHTM không chỉ ganh đua nhau trong việc giành giật thì phần tín dụng, đẩy mạnh tín dụng mà còn dành sự quan tâm rất lớn đến chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng phản năng lực hoạt động và hiệu quả kinh doanh của chính ngân hàng đồng thời cũng phản ánh năng lực trình độ quản lý cũng như khả năng kiểm soát quản lý rủi ro của chính ngân hàng đó. Do vậy, chất lượng tài sản có của hầu hết các ngân hàng được nâng cao. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của những ngân hàng chiếm thị phần lớn ở Việt Nam đều nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Làm một phép so sánh cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP nhìn chung được kiểm soát tốt hơn các NHTMNN. Theo bảng 1.3 dưới đây thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân của khối các NHTMNN năm 2006 là: 4.45%, của khối các NHTMCP là: 1.17%. Năm 2007, tỷ lệ này của khối các NHTMNN là: 2.74%, có sự giảm mạnh trong khi tỷ lệ này của khối các NHTMCP là: 0.63%. Sang năm 2008, tỷ lệ này của khối các NHTMNN lại có xu hướng nhích nhẹ lên 2.95% trong khi khối các NHTMCP là: 2.15 %. Vào năm 2009, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân của khối NHTMNN đã đạt ở mức 2.21% thì khối các NHTMCP chỉ đạt ở mức 1.45%. Như vậy, nhìn chung qua các năm, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân của khối các NHTMCP tốt hơn hẳn so với các NHTMNN.

Bảng 1.3: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của một số NHTM qua các năm

Stt Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 1 Agribank 1,90 2,50 2,68 2,95 2 BIDV 11,9 4,80 2,71 2,82 3 Vietinbank 1,38 1,02 1,81 0,61 4 VCB 2,65 2,66 4,61 2,47 5 Techcombank 3,10 1,40 2,52 2,20 6 ACB 0,20 0,08 0,90 0,40 7 Sacombank 0,95 0,39 0,99 0,88 8 DongAbank 0,80 0,40 1,65 1,99 9 Eximbank 0,80 0,88 4,71 1,82

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam

Cùng với việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng và sự tăng nhẹ của nợ xấu thì tình hình trích lập dự phòng rủi ro của các NHTM cũng tăng thêm qua các năm như

trong bảng 1.4. Năm 2009, tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ bình quân của 10 NHTM tiêu biểu như bảng 1.4 dưới đây đạt 2.10%, khối các NHTMNN đạt bình quân: 2.84% và khối các NHTMCP đạt bình quân: 0.92%.

Bảng 1.4: Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ của các NHTM qua các năm

Stt Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 1 Agribank 1,14 1,83 1,90 2,01 2 BIDV 1,50 2,20 2,55 4,59 3 Vietcombank 2,20 2,48 2,66 3,26 4 Vietinbank 0,07 1,67 1,78 1,50 5 MHB 1,35 1,24 1,04 - 6 Techcombank 1,31 0,97 2,30 2,25 7 Eximbank 0,40 0,40 1,77 1,80 8 ACB 0,40 0,40 0,65 0,80 9 Sacombank 0,60 0,50 0,72 0,65 10 DongAbank 0,20 0,40 0,84 -

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của các NHTM năm 2009

1.6.2.2. Bài học Kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng nguồnnhân lực nhân lực

Nhìn chung, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực hiện nay là vấn đề đáng quan tâm và giành được sự chú trọng, đầu tư hàng đầu của các ngân hàng. Vì lẽ đơn giản, khi các ngân hàng càng hiện đại, sản phẩm dịch vụ ngày càng nhiều, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt thì yêu cầu và đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao. Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực của các NHTM hiện nay theo Trung tâm năng suất Việt Nam ( VPC) cho thấy chất lượng nguồn nhân lực tại các NHTM Việt Nam chưa cao, chưa thực sự nhạy bén đối với các thay đổi của ngành. Đặc biệt, tại khối các NHTMNN do lực lượng lao động cũ còn nhiều nên trình độ lao động của khối các NHTMNN còn nhiều bất cập và còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ lao động nếu so sánh với khối NHTMCP. Tuy vậy, vẫn phải khẳng định rằng trình độ lao động của các NHTM nhìn chung đã được nâng lên đáng kể, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học của khối các NHTMCP khá cao. Điều này cho thấy các NHTMCP đang tìm kiếm, bổ sung

thêm lực lượng lao động đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao, thậm chí đó là vấn đề có tính tiên quyết trong cạnh tranh giữa các ngân hàng.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa đồng đều. Trong thời gian qua có những thời điểm nhu cầu nguồn nhân lực ngân hàng gia tăng đột biến, hình thành sự chuyển dịch lao động bất hợp lý, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng. Theo báo cáo của NHNN, đội ngũ nhân viên ngân hàng được đào tạo ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ chiếm chưa đầy 10%, trình độ đại học chiếm khoảng 61%, kỹ năng nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý công việc theo nhóm còn gặp nhiều khó khăn. Mặc khác, chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực cũng chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức, phát sinh tình trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực ngân hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang (Trang 30 - 34)