1.6.2.3.Bài học Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh về công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang (Trang 34 - 36)

nghệ ngân hàng

Có thể thấy rằng cạnh tranh về công nghệ ngân hàng giữa các NHTM trong nước đang diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay. Hầu hết các NHTM đã có sự quan tâm đầu tư thích đáng đối với việc đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ, đáp ứng ngày càng cao của nhu cầu của thị trường và đảm bảo duy trì lợi thế trong cạnh tranh. Cùng với sự thành công của Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, năng lực công nghệ của các NHTM Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Điều đó được thể hiện ở hệ thống thanh toán không ngừng phát triển theo hướng hiện đại hoá, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Trong những năm qua, điều mà khách hàng có thể nhận thấy là hệ thống máy ATM và các thiết bị POS của các ngân hàng không ngừng gia tăng, đã tạo điều kiện cho khách hàng có thể giao dịch ngân hàng ở mọi lúc mọi nơi, giảm tải thời gian đến ngân hàng. Việc ứng dụng các sản phẩm ngân hàng hiện đại qua hệ thống máy tính nối mạng và các thiết bị di động đã phát triển mạnh mẽ trong vài năm gần đây, tạo cho khách hàng được sự dụng rộng rãi các tiện ích của ngân hàng mà không cần phải đến nơi giao dịch. Cùng với đó các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngày càng nhiều.

Hiện nay, các NHTM rất quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nhưng vẫn còn nhiều bất

cập: Quy mô vốn của NHTM nhỏ; chi phí đầu tư hiện đại hóa công nghệ cao; khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng còn hạn chế nên dẫn đến lãng phí, khai thác không hết tính năng của công nghệ mới.

Điển hình là hệ thống giao dịch tự động – ATM, sau một thời gian triển khai thực hiện vẫn chưa hết những bất cập, chưa có sự kết nối trong toàn hệ thống ngân hàng để có thể giảm chi phí đầu tư và đảm bảo hiệu quả giao dịch cho khách hàng. Việc NHNN công bố chính thức kết nối hai liên minh thẻ lớn ở Việt Nam là Smartlink và Banknetvn, mở đường cho việc hình thành một mạng thanh toán điện tử thống nhất trên toàn quốc nhưng cũng chỉ mới dừng ở kết nối công nghệ nên việc cung ứng dịch vụ ngân hàng vẫn chưa đạt hiệu quả cao hơn.

Việc triển khai hệ thống Core banking tại các NHTM Việt Nam được xem là điểm nhấn cho đầu tư công nghệ, nhưng khi triển khai thực hiện thì vẫn chưa có sự đồng bộ trong toàn hệ thống. Hiện nay đã có 44 NHTM trong nước triển khai Core banking, nhưng có quá nhiều phần mềm được sử dụng như : Siba; Bank 2000; SmartBank; Symbol System; Teminos; Iflex; Huyndai; Sylverlake; TCBS (the complex banking solution – giải pháp ngân hàng phức hợp), quy mô đầu tư lại khác nhau giữa các ngân hàng nên sự liên kết với nhau còn hạn chế.

1.6.2.4. Bài học Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việcphát triển mạnh hệ thống kênh phân phối và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ phát triển mạnh hệ thống kênh phân phối và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ

Để đảm bảo duy trì và phát triển mạnh hệ thống kênh phân phối và phát triển dịch vụ, các NHTM đã và đang đầu tư xây dựng hệ thống mạng lưới rộng khắp của ngân hàng mình, trước hết tại các thành phố, khu đô thị, dân cư có kinh tế phát triển. Tiên phong trong việc mở rộng mạng lưới và phát triển các dịch vụ những năm qua khối các NHTMCP. Đây là lợi thế của các ngân hàng trong nước so với các ngân hàng nước ngoài trong thời điểm trước mắt vì hầu hết các Chi nhánh và văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài chỉ tập trung tại địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong điều kiện hiện nay, với mạng lưới rộng lớn, các NHTM có thể phát huy lợi thế trong các dịch vụ bán lẻ đòi hỏi sự tiếp cận tới quảng đại quần chúng. Đây cũng là thế mạnh và định hướng phát triển của các NHTMCP ở Việt Nam trong thời gian qua.

Về mức độ đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, các NHTM trong nước đang nỗ lực mở rộng danh mục các sản phẩm dịch vụ, tăng cường các dịch vụ hiện đại đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ thông qua ứng dụng các công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng vẫn còn rất hạn chế và nhỏ bé.

1.6.2.5. Bài học Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việcphát triển thương hiệu ngân hàng vững mạnh phát triển thương hiệu ngân hàng vững mạnh

Với nhận thức về vai trò thiết yếu của yếu tố thương hiệu trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, một sốx NHTM hàng đầu ở Việt Nam đã đẩy mạnh công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu, bước đầu tạo được thương hiệu riêng, đặc thù và gắn với thế mạnh, sản phẩm riêng có của ngân hàng mình. Chẳng hạn như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) với bề dày truyền thống trong lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình với hình ảnh bông lúa vàng cùng với câu slogan đã trở nên quen thuộc “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam với bề dầy truyền thồng trong lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư các dự án công nghiệp luôn mong muốn nhận được sự hợp tác và chia sẻ với khách hàng đã trở nên nổi tiếng với câu slogan “ BIDV – Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”… Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang chú trọng xây

dựng và phát triển thương hiệu ra thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới, một số NHTM đã mở Chi nhánh, văn phòng đại diện tại các nước Châu Á, Châu Âu, các ngân hàng liên doanh cũng ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w