Lập danh điểm nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH joma việt nam (Trang 71 - 72)

II Chi phí đầu vào

1- Lập danh điểm nguyên vật liệu

Để có thể quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ, tỉ mỉ kế toán cần tiến hành lập danh điểm nguyên vật liệu. Sổ danh điểm nguyên vật liệu có tác dụng rất lớn trong cơng tác kế tốn vật tư, đặc biệt với các đơn vị sử dụng kế toán máy. Tùy theo số lượng của từng thứ, từng nguyên vật liệu mà xây dựng kí hiệu, mã hóa cho nó, có thể gồm 1, 2 hoặc 3,4 chữ số trong dãy số tự nhiên từ 1 đến 9.

Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp sử dụng thống kê chữ cái để đặt ký hiệu cho thứ nguyên vật liệu.

Nếu cùng một thứ nguyên vật liệu, vật liệu được bảo quản ở các kho khác nhau thì có thể gắn chữ cái đầu của tên thủ kho hay số thứ tự kho theo số La Mã và danh điểm vật liệu.

Khi lập danh điểm nguyên vật liệu cần phải để dự trữ một số hiệu để sử dụng cho các thứ hoặc các nguyên vật liệu mới thuộc loại, nhóm đó xuất hiện sau này. Nhìn chung, danh điểm ngun vật liệu phải được sử dụng thống nhất giữ các bộ phận quản lý liên quan trong doanh nghiệp, nhằm thống nhất trong quản lý đối với từng thứ nguyên vật liệu. Mỗi doanh nghiệp có thể lập danh điểm nguyên vật liệu theo cách riêng, song cần phải đảm bảo yêu cầu dễ ghi nhớ, hợp lý, tránh nhầm lẫn hay trùng lặp và thuận tiện cho việc cài đặt trên máy vi tính.

Đối với các doanh nghiệp áp dụng kế tốn trên máy vi tính thì sau khi lập danh điểm ngun vật liệu thì sẽ tiến hành thực hiện cơng việc cài đặt chương trình vào một phần mềm đã được định sẵn. Thơng thường, dữ liệu về nguyên vật liệu được lưu trữ và quản trị trong danh mục kế toán hàng tồn kho tại menu “hệ thống”.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH joma việt nam (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)