Tổ chức các hoạt động của Tổ chuyên môn theo hƣớng khuyến khích tính chủ động và sáng tạo trong đổi mới PPDH của giáo viên

Một phần của tài liệu quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện ninh giang,tỉnh hải dương (Trang 88)

- Lực học, động cơ, ý thức, của học sin hở Trung tâm quá thấp

3.2.4. Tổ chức các hoạt động của Tổ chuyên môn theo hƣớng khuyến khích tính chủ động và sáng tạo trong đổi mới PPDH của giáo viên

khích tính chủ động và sáng tạo trong đổi mới PPDH của giáo viên

+ Mục tiêu của biện pháp:

Tạo nền nếp hoạt động của tổ – nhóm chuyên môn nhằm vào tính thiết thực hiệu quả, tránh các việc làm mang nặng tính hình thức, hành chính; củng cố và nâng cao vai trò của tổ nhóm chuyên môn trong chỉ đạo công tác chuyên môn mà trọng tâm là chỉ đạo đổi mới PPDH.

+ Nội dung của biện pháp :

* Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH cho từng bộ môn trong từng học kỳ, từng năm học và triển khai thực hiện nghiêm túc.

Xây dựng kế hoạch là việc làm thƣờng xuyên của các tổ chuyên môn, tuy nhiên nội dung đổi mới PPDH thƣờng không đƣợc đề cập hoặc đề cập một cách hời hợt chung chung. Nhƣ trên chúng ta đã khẳng định là phải đặc biệt coi trọng vai trò của tổ nhóm trong công tác chỉ đạo, quản lý chuyên môn, để đẩy mạnh đổi mới PPDH ở Trung tâm thì việc quan tâm sâu sát đến các hoạt động của tổ nhóm chuyên môn càng có ý nghĩa quyết định.

Ban Giám Đốc Trung tâm cần chỉ đạo các tổ chuyên môn lập riêng một kế hoạch cho công tác đổi mới PPDH của tổ. Bản kế hoạch này phải đề cập cụ thể chi tiết các vấn đề về: con ngƣời, thời gian, kinh phí, CSVC và các điều kiện đảm bảo khác. Trong bản kế hoạch thể hiện quy trình các công việc từ bồi dƣỡng nhận thức đến bồi dƣỡng năng lực, kỹ năng cho giáo viên; từ việc phân công giáo viên nghiên cứu các vấn đề phục vụ đổi mới PP đến việc tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề; từ việc phân công các giáo viên cốt cán

thực thi các nhiệm vụ của mình với vai trò nòng cốt trong việc đổi mới PP đến việc tổ chức các đợt thao diễn, thao giảng, thực hiện các bài giảng mẫu,rút kinh nghiệm…Trong kế hoạch nêu rõ các đề xuất về cử giáo viên đi tập huấn, đi học nâng cao trình độ, đề xuất mua sắm trang thiết bị phục vụ đổi mới, đề xuất các hình thức khen thƣởng - kỷ luật…Bản kế hoạch cần chia ra theo từng học kỳ, từng năm học.

Kế hoạch khi đã đƣợc thông qua ở tổ phải báo cáo với BGĐ và hội đồng giáo dục Trung tâm. BGĐ Trung tâm căn cứ kế hoạch này chỉ đạo tổ và các cá nhân thực hiện.

* Tạo điều kiện về thời gian và các điều kiện khác để tổ, nhóm chuyên môn sinh hoạt đều. Chỉ đạo các tổ nhóm hƣớng nội dung sinh hoạt vào việc bàn bạc, thảo luận, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm ... về đổi mới PPDH

Theo quy định: tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất 1 lần trên tháng, nhóm chuyên môn sinh hoạt ít nhất 2 lần trên tháng. Theo chúng tôi trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH thì việc trao đổi thảo luận giữa các giáo viên trong nhóm một cách thƣờng xuyên là cực kỳ quan trọng, cho nên Trung tâm phải bố trí thời gian để các nhóm chuyên môn sinh hoạt một lần trên tuần, điều này phải đƣợc thực hiện trong kế hoạch của Trung tâm và cụ thể hóa bằng thời khóa biểu. Việc dự sinh hoạt Tổ – Nhóm của giáo viên phải đƣợc quy định nhƣ là một hình thức bắt buộc, BGĐ đƣa vào là một tiêu chí thi đua và đánh giá giáo viên trong các năm học.

Trong sinh hoạt Tổ – Nhóm chuyên môn, BGĐ Trung tâm cần chỉ đạo nội dung sinh hoạt theo hƣớng thiết thực, cụ thể, tránh các thủ tục hành chính không cần thiết; cần tạo không khí sinh hoạt nghiêm túc nhƣng cởi mở, thân thiện, trong đó các thành viên tích cực sôi nổi bàn bạc tranh luận các vấn đề đƣợc nêu ra và qua đó các giáo viên chia sẻ, đồng thời học hỏi các kinh nghiệm các sáng kiến quý báu từ đồng nghiệp.

BGĐ cần quan tâm dự các buổi sinh hoạt Tổ – Nhóm chuyên môn, lắng nghe tiếp thu các ý kiến phản ánh để từ đó có những chỉ đạo sâu sát hơn.

* Chỉ đạo các tổ , nhóm chuyên môn xây dựng các bài giảng mẫu theo hƣớng đổi mới PPDH (soạn giáo án , chuẩn bị thí nghiệm, chuẩn bị phƣơng tiện dạy học hiện đại,...) cử giáo viên(các giáo viên cốt cán) thực hiện bài giảng thử, tổ chức rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm; triển khai mở rộng đến các giáo viên còn lại thực hiện bài dạy, thƣờng xuyên tổ chức rút kinh nghiệm và bổ sung hoàn thiện thêm cho các bài giảng đó.

Soạn giáo án mẫu, giảng mẫu là hoạt động quan trọng, nó cụ thể hóa các nỗ lực của các Tổ – Nhóm chuyên môn trong quá trình đổi mới PPDH. Giáo án mẫu, bài giảng mẫu đƣợc xây dựng dựa trên sự kết tinh các năng lực, các kinh nghiệm, các sáng tạo của tập thể hay cá nhân giáo viên; chúng chính là các tƣ liệu quý để các giáo viên của tổ chuyên môn nói riêng và Trung tâm nói chung, tham khảo học tập, đồng thời các CBQL cũng có thể dung các tƣ liệu này để chỉ đạo công tác đổi mới PPDH trong Trung tâm.

Các tổ – nhóm tổ chức cho giảng thử: nếu các giáo án có vai trò đóng góp lớn của một giáo viên nào đó thì cử luôn giáo viên đó giảng thử còn nếu giáo án là là thành quả chung thì cử giáo viên có năng lực thực hiện (chủ yếu là tổ trƣởng , nhóm trƣởng hay các giáo viên cốt cán), yêu cầu khi giảng dạy giáo viên bám sát giáo án, BGĐ giám sát việc dự giờ của giáo viên với yêu cầu giáo viên trong tổ - nhóm dự đầy đủ và nghiêm túc. Sau mỗi tiết dạy cần tổ chức rút kinh nghiệm đánh giá kịp thời nhằm thấy đƣợc các ƣu điểm đồng thời chỉ ra các tồn tại, các khó khăn gặp phải trong việc soạn giáo án hay khi giáo viên thực hiện bài giảng; bàn bạc trao đổi để tìm ra hƣớng giải quyết các khó khăn vƣớng mắc đó, bổ sung vào giáo án và kế hoạch giảng dạy.

Khi chỉ đạo hoạt động này BGĐ Trung tâm phải có sự phân công cụ thể để theo dõi đôn đốc sát sao đối với các tổ, nhóm và các cá nhân để họ thực sự làm việc mang lại hiệu quả thiết thực tránh hời hợt, hình thức qua loa; qua đó BGĐ cũng nắm đƣợc tình hình để chỉ đạo hoạt động chung của Trung tâm một cách đồng bộ ăn khớp. Trung tâm cũng cần có biện pháp lƣu giữ các giáo

án mẫu và hình ảnh các tiết giảng mẫu có chất lƣợng tốt để làm tƣ liệu của nhà trƣờng nhằm sử dụng lâu dài.

* Chỉ đạo mỗi giáo viên soạn và thực hiện trên lớp một số bài dạy theo hƣớng tích cực đổi mới PP, có sự trao đổi trợ giúp của tổ, nhóm, Trung tâm

Trên cơ sở các kinh nghiệm có đƣợc từ các bài soạn mẫu, các bài giảng mẫu, BGĐ Trung tâm chỉ đạo mỗi giáo viên soạn và thực hiện giảng dạy một số bài, một số tiết trong chƣơng trình giảng dạy của mình theo hƣớng tích cực đổi mới PP, chú ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này của giáo viên thì tổ, nhóm và BGĐ phải luôn bám sát theo dõi, dự giờ để ngoài việc động viên khích lệ về mặt tinh thần thì cần có sự hỗ trợ kịp thời cho họ về chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng giảng dạy và các điều kiện cần thiết khác; ở đây cần phát huy tốt vai trò của các giáo viên cốt cán. Mỗi giáo viên trong quá trình thực hiện công việc phải luôn có ý thức tự đánh giá rút kinh nghiệm, chủ động phát huy khả năng sáng tạo trong mỗi tiết dạy và có thái độ cầu thị, chú ý lắng nghe sự góp ý, phê bình của các đồng nghiệp để dần bổ sung vốn kinh nghiệm của mình ngày một tốt hơn.

* Tổ trƣởng kết hợp với BGĐ kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên về chủ đề đổi mới PPDH, đề xuất khen thƣởng - trách phạt.

Công tác kiểm tra đánh giá giáo viên trong quá trình chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH phải đƣợc BGĐ Trung tâm kết hợp với hàng ngũ Tổ trƣởng chuyên môn coi trọng và tiến hành một cách thƣờng xuyên liên tục trên tinh thần khách quan khoa học. Trung tâm cần xây dựng bộ tiêu chí với các tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh Trung tâm, phù hợp với xu thế chung và đề cập tới mọi vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đổi mới PPDH của giáo viên nhƣ : nhận thức tƣ tƣởng; tinh thần thái độ công tác; năng lực thực hiện nhiệm vụ (xét đến từng kỹ năng: soạn – chuẩn bị bài, giảng dạy trên lớp, tổ chức quản lý học sinh học tập, kiểm tra đánh giá học sinh, hƣớng dẫn học sinh PP tự học, sử dụng và phát huy tác dụng của các trang thiết bị – phƣơng tiện dạy

học…); chất lƣợng giảng dạy; khả năng sáng tạo; khả năng phát triển trong tƣơng lai…để làm cơ sở cho việc đánh giá giáo viên.

Trong từng giai đoạn của năm học, BGĐ cùng tổ trƣởng trên cơ sở kết quả đánh giá cụ thể, kết hợp với sự bình xét dân chủ của giáo viên và căn cứ vào quy chế thi đua khen thƣởng của Trung tâm đề xuất khen thƣởng xứng đáng đối với những thành viên có nhiều cố gắng, có nhiều đóng góp, có nhiều thành tích trong quá trình đổi mới PPDH của Trung tâm; và cũng có những hình thức phê bình nhắc nhở, trách phạt đối với những cá nhân trì trệ chây ì trong lĩnh vực này. Nếu làm tốt công tác này sẽ có tác dụng kích thích rất lớn thúc đẩy phong trào phát triển.

Một phần của tài liệu quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện ninh giang,tỉnh hải dương (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)