- Lực học, động cơ, ý thức, của học sin hở Trung tâm quá thấp
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp
Để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn, các biện pháp phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây.
3.1.1. Đảm bảo đúng yêu cầu của chương trình GDTX và định hướng đổi mới PPDH
PPDH là một thành tố trong cấu trúc của chƣơng trình dạy học, nó có mối quan hệ biện chứng với các thành tố khác là mục tiêu, nội dung dạy học, PPDH chịu sự chi phối của mục tiêu dạy học và nội dung dạy học. Do đó trong quá trình chỉ đạo đổi mới PPDH luôn phải bám sát các yêu cầu của chƣơng trình, đảm bảo cho việc đổi mới PPDH phục vụ việc thực hiện tốt nội dung chƣơng trình dạy học để hoàn thành mục tiêu dạy học.
Chọn lọc, kế thừa các thế mạnh của các PPDH truyền thống, kết hợp với các PPDH hiện đại, vận dụng linh hoạt sáng tạo vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh. Thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều của giáo viên, chuyển sang việc dạy học sinh cách học.
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa
Mỗi TTGDTX trong quá trình xây dựng và phát triển đều có đƣợc những truyền thống của riêng mình, những truyền thống về xây dựng và củng cố môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh; truyền thống xây dựng nền nếp sinh hoạt trong Trung tâm, nền nếp dạy và học; truyền thống về xây dựng đội ngũ các nhà giáo tâm huyết với nghề nghiệp, nhiệt tình công tác, có năng lực chuyên môn, có sự đoàn kết nhất trí cao, có tinh thần cộng tác giúp đỡ nhau; truyền thống giáo dục toàn diện học sinh…Những nét đẹp trong truyền thống Trung tâm, những kinh nghiệm sƣ phạm quý báu của mỗi giáo viên là những tiền đề quan trọng để tiến hành đổi mới PPDH.
Trong quá trình chỉ đạo, BGĐ Trung tâm phải nắm vững truyền thống của Trung tâm, phát huy chúng vào việc thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH . Mặt khác cũng phải phân tích khái quát đánh giá đƣợc bề dày kinh nghiệm sƣ phạm của mỗi giáo viên qua đó có những biện pháp động viên khích lệ họ tích cực phát huy các kinh nghiệm đó vào việc đổi mới PPDH của chính họ và góp phần đẩy mạnh quá trình này trong toàn Trung tâm.
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống, toàn diện
Quản lý TTGDTX là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho Trung tâm vận hành theo nguyên lý giáo dục để đạt tới mục tiêu GD đặt ra trong từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc . Quản lý TTGDTX thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt liên quan đến hoạt động giáo dục của Trung tâm.
Biện pháp quản lý đổi mới PPDH là một khía cạnh của hoạt động chỉ đạo, quản lý chuyên môn, nằm trong tổng thể hoạt động quản lý chung của Trung tâm. Để đảm bảo cho việc đổi mới PPDH trong Trung tâm có chất lƣợng và hiệu quả thì trong quá trình chỉ đạo, quản lý ban Giám Đốc phải luôn gắn các hoạt động chỉ đạo, quản lý này trong các hoạt động các chỉ đạo, quản lý khác trong Trung tâm, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, nhất quán và xuyên suốt. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này các biện pháp quản lý quá trình đổi mới PPDH sẽ khó có thể thực hiện đƣợc.
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn
Muốn áp dụng thành công một biện pháp quản lý trong lĩnh vực nào đó thì cần nắm chắc đƣợc yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra. Thực tế công tác quản lý giáo dục là dựa trên cơ sở xu thế, tình hình chung của môi trƣờng giáo dục nhƣng cũng phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phƣơng.
Chất lƣợng giáo dục của Trung tâm phụ thuộc vào tính khả thi của các biện pháp quản lý. Trong thực tiễn cũng đã có những biện pháp quản lý khi đƣa ra tƣởng chừng là phù hợp và khả thi, nhƣng khi triển khai thực hiện lại nảy sinh những bất cập. Do đó nhà quản lý cần phải nghiên cứu kỹ thực tiễn,
thận trọng khi đƣa ra các biện pháp quản lý, sử dụng biện pháp khi cơ bản hội đủ các yếu tố cho biện pháp đƣợc triển khai có tính khả thi và hiệu quả; biết điều chỉnh, hoặc hoãn thực thi nếu chƣa đảm bảo nguyên tắc này.
3.1.5.Đảm bảo tính hiệu quả
Tính hiệu quả của biện pháp quản lý là kết quả cuối cùng trong quá trình quản lý sẽ đạt đƣợc khi biện pháp đƣa ra và thực hiện. Hiệu quả của các biện pháp đƣợc đề xuất về một lĩnh vực đƣợc xác định bằng tác dụng của những biện pháp này với việc giải quyết tốt những tồn tại hiện có trong công tác quản lý lĩnh vực đó. Đích cuối cùng của mỗi biện pháp đƣa ra là phải đạt đƣợc kết quả nhƣ thế nào. Một biện pháp đƣợc coi là hiệu quả , khi biện pháp đó đƣợc triển khai phải đạt kết quả nhƣ dự kiến và trong đó chi phí ít nhất đem lại lợi ích nhiều nhất; biện pháp phải giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề mới phức tạp, khó khăn hơn.